Bà bầu bị sốt xuất huyết ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào?
Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết đang có những diễn biến phức tạp, đặc biệt là số người mắc và gặp phải những biến chứng nặng, trong đó có cả những người đang mang thai.
Dịch sốt xuất huyết dengue đang bước vào đợt cao điểm, số bệnh nhân đến khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai khám tăng liên tục. Trong đó, phụ nữ có thai chiếm15-20% số bệnh nhân sốt xuất huyết tại khoa. Khoa đang điều trị cho 10 bà bầu bị sốt xuất huyết.
Theo tiến sĩ Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, diễn biến bệnh trên thai phụ rất khó lường, vì thế bác sĩ thường khuyên nhập viện điều trị. Bệnh nhân được theo dõi công thức máu, đông máu, chức năng gan, thận, tình trạng của thai nhi hàng ngày. Qua đó, bác sĩ đánh giá xem người bệnh có dấu hiệu dọa sảy hay sảy thai, đẻ non (đặc biệt trong những tháng cuối của thai kỳ) hoặc rong kinh, rong huyết hay không.
Trong quá trình điều trị cũng cần thận trọng khi dùng thuốc (truyền dịch, truyền máu, thuốc hạ sốt, kháng sinh,…) vì những ảnh hưởng của nó đối với thai. Một số thai phụ ở giai đoạn cuối có dấu hiệu chuyển dạ, bệnh sốt xuất huyết dễ khiến bệnh nhân chảy máu, cộng với việc chảy máu trong lúc sinh nở sẽ có thể dẫn đến bệnh nhân bị rối loạn đông máu dẫn đến sốc mất máu, nguy hiểm tính mạng cho mẹ và thai nhi.
Bác sĩ khuyến cáo, thai phụ cần phòng tránh mắc bệnh sốt xuất huyết. Nên mặc quần áo dài, chân đi tất, ngủ màn tuyệt đối, thoa kem để tránh muỗi đốt, dùng hương muỗi, bình xịt muỗi,… để đuổi và diệt muỗi. Các vật dụng đựng nước sạch dùng trong sinh hoạt nên được che đậy, tránh muỗi đẻ trứng và nên thay nước hàng tuần để diệt lăng quăng.
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết:
Để phòng chống tốt và hiệu quả nhất, đó là sự chủ động vào cuộc của người dân, cộng động trong việc diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt, cụ thể:
- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:
+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
+ Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy.
+ Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.
+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.
- Phòng chống muỗi đốt:
+ Mặc quần áo dài tay.
+ Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.
+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...
+ Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
+ Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
- Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Dùng Aspirin cho người bệnh sốt xuất huyết sẽ đem lại hậu quả đáng sợ
- Mẹ bầu bị sốt xuất huyết nguy hiểm không?
- Những thực phẩm nên ăn khi bị sốt xuất huyết
- Chưa hết nỗi lo sốt xuất huyết, trẻ mắc bệnh hô hấp ùn ùn nhập viện
- Phòng biến chứng nguy hiểm ở trẻ bị sốt xuất huyết
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua