Bà bầu cần làm gì để thai nhi nằm ngoan trong bụng suốt thai kỳ?
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mối quan hệ chặt chẽ giữa bà bầu và thai nhi được hình thành từ rất sớm. Thai nhi có thể cảm nhận được trạng thái tâm lý của mẹ bầu trong suốt thời gian mang thai. Vì vậy, bà bầu nên thực hiện những công việc tích cực, có lợi cho mẹ và bé theo gợi ý của trang Brightside dưới đây.
Bà bầu cần làm gì khi mang thai?
Cười thật nhiều
Các kết quả siêu âm đã cho thấy thai nhi bắt đầu chuyển động lên xuống khi mẹ bầu cười đùa thoải mái. Lúc này, cơ thể bà bầu tiết ra hormone hạnh phúc tác động tích cực đến thai nhi. Các chuyên gia cho biết, việc bà bầu cần làm nhất trong thai kỳ chính là cười thật nhiều để tăng cường sức khỏe tinh thần của mẹ và bé.
Chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Bà bầu cần thiết lập những khung giờ nghỉ ngơi thực sự trong ngày để tinh thần thoải mái, tăng sự kết nối giữa mẹ và con. Theo nghiên cứu, càng gần đến cuối thai kỳ, thai nghi cần được nghỉ ngơi hoàn toàn trong khoảng thời gian từ 70 – 90 phút.
Tập thể dục thường xuyên
Ba tiêu chí để bà bầu lựa chọn các bài tập phù hợp khi mang thai chính là: An toàn, phù hợp và được bác sĩ cho phép. Các bài tập tốt cho tim mạch cực kỳ thích hợp cho bà bầu trong giai đoạn này. Thai nhi cũng có hệ tim mạch khỏe hơn nếu mẹ bầu thường xuyên tập thể dục.
Nghe nhạc
Bà bầu nghe nhạc trong thai kỳ là phương pháp thai giáo phổ biến hiện nay. Nghe những bản nhạc yêu thích sẽ giúp bà bầu thư giãn. Quá trình sản sinh hormone setoronin, hormone dopamin tăng lên truyền vào cuống rốn đến thai nhi. Bé sẽ có điều kiện phát triển toàn diện các giác quan và trí não. Tuy nhiên, bà bầu chú ý nên mở âm thanh với cường độ thích hợp, tránh làm ảnh hưởng tới thính giác thai nhi.
Trò chuyện với thai nhi
Từ tuần thai thứ 25 – 26, thai nhi bắt đầu có phản ứng với những âm thanh bên ngoài bụng mẹ. Giọng nói của mẹ là âm thanh rõ ràng nhất bé có thể nghe và nhận ra. Bà bầu hãy trò chuyện cùng con nhiều hơn để tăng sự gắn kết. Bên cạnh đó, thai nhi cũng có thể nhận ra giọng nói của cha và những người thân xung quanh nhờ ngữ điệu và âm thanh khác nhau. Vì vậy, rất nhiều bậc cha mẹ vẫn luôn dành thời gian trò chuyện cùng con trong suốt thai kỳ.
Xoa bụng nhẹ nhàng
Các thụ thể cảm giác trong cơ thể thai nhi bắt đầu phát triển từ tuần thai thứ 8. Đến tuần thai thứ 20, bé đã có thể cảm nhận được những tác động của mẹ từ bên ngoài. Thời điểm này thích hợp cho hoạt động xoa nhẹ vùng bụng để gắn kết mẹ và con. Bà bầu có thể sử dụng các loại dầu massage hoặc kem xoa nhẹ nhàng vùng bụng để thư giãn.
Tắm nước ấm
Khi thai nhi đủ lớn để ép vào thành da bụng mẹ, con có thể cảm nhận được sự thay đổi nhiệt độ bên ngoài. Đó là lý do tại sao thai nhi cảm thấy khó chịu khi mẹ tắm nước quá nóng vì con có thể gặp nguy hiểm. Cách tốt nhất mẹ chỉ nên tắm nước ấm ở nhiệt độ thích hợp. Âm thanh của tiếng nước chảy có thể khiến thai nhi khỏe khoắn hơn. Mẹ có thể xối nhẹ nước lên bụng và cảm nhận sự chuyển động bên trong của bé.
Ăn đa dạng thức ăn
Từ tuần thai thứ 13 – 15, thai nhi đã có thể phân biệt được các hương vị khác nhau. Nước ối của bà bầu sẽ có hương vị giống với các thực phẩm chị em đã ăn. Trẻ nuốt nước ối sẽ dần làm quen với đa dạng khẩu vị.
Vì vậy, nếu muốn em bé có thể ăn được nhiều món ăn sau khi chào đời, mẹ hãy tích cực ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh. Đặc biệt, trẻ sơ sinh sau khi chào đời rất thích vị ngọt vì chúng làm trẻ liên tưởng đến vị sữa mẹ.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 12 dấu hiệu cho thấy thai nhi trong bụng mẹ không phát triển
- Vụ thai nhi ngừng tim bất thường trong bụng mẹ: Bệnh viện Bưu Điện lên tiếng
- Công an điều tra vụ thai nhi tử vong tại bệnh viện ở Quảng Trị
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua