Vụ thai nhi ngừng tim bất thường trong bụng mẹ: Bệnh viện Bưu Điện lên tiếng
Tuy nhiên phía bệnh viện này cho biết: Nguyên nhân chính xác vụ việc này sẽ do Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế kết luận.
Theo đó, Công văn số 1904/TB-BVBĐ – KHTH của Bệnh viện Bưu Điện đã có gửi chị Nguyễn Thị Ruôn (thai phụ). Nội dung công văn cho biết: Việc mất tim thai (tim thai ngừng đập - PV) trong thai kỳ giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ có rất nhiều nguyên nhân và rất khó chẩn đoán, tiên lượng.
Đối với trường hợp cụ thể của bà Ruôn, việc mất tim thai có thể do các nguyên nhân: Thai quá ngày sinh (dựa theo kết quả siêu âm 3 tháng đầu thai kỳ); hai vòng dây rốn quấn cổ; có sốt do nhiễm trùng hoặc các nguyên nhân khác từ thai nhi.
Bệnh viện Bưu Điện giao trưởng khoa Sản phải có trách nhiệm phối hợp với Bệnh viện Phụ sản Trung ương để tìm hiểu và xác định chính xác nguyên nhân mất tim thai; báo cáo Hội đồng chuyên môn và Giám đốc bệnh viện.
"Việc kết luận nguyên nhân chính xác mất tim thai và các vấn đề chuyên môn sẽ do Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế kết luận và thông báo đến Bà và Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Hoàng Mai (TP Hà Nội)" – công văn của Bệnh viện Bưu Điện nêu rõ.
Trước sự việc trên, chiều cùng ngày trao đổi với PV, một thành viên đại diện cho gia đình bà Ruôn cho biết, phía gia đình chưa đồng tình với một số điểm nêu trong công văn và sẽ có đơn thư đề nghị làm rõ thêm.
"Ngày 14/7 chị Ruôn vào nằm viện vì nước ối còn 40% (theo siêu âm của BV) sau 2 ngày nằm viện đến ngày 16/7 siêu âm nước ối là trên 70% nên bác sỹ cho ra viện. Lúc đó cũng quá ngày dự sinh rồi. Vậy mà họ vẫn hẹn đi hẹn lại 2 lần vào khám rồi về.
Rồi đến chiều tối ngày 21/7 chị Ruôn bị sốt, gia đình đề nghị mổ, bác sỹ cho đi đóng tiền mổ rồi nhưng không quyết định mổ cũng không theo dõi tình trạng sốt lẫn tim thai. Đến 7h ngày 22/7, bác sĩ mới cho bệnh nhân đi siêu âm và báo không còn tim thai. Nếu bác sĩ mổ tối ngày 21/7 theo đề nghị của gia đình thì đâu có dẫn đến cái chết của thai nhi". người thân của bệnh nhân bức xúc.
Như đã đưa tin, ngày 21/7, chị Nguyễn Thị Ruôn (33 tuổi, ở Hoàng Mai – Hà Nội, đang mang bầu 41 tuần) đến Bệnh viện Bưu Điện khám để dự định đẻ chỉ huy theo lịch hẹn của bệnh viện này.
Theo bà Trần Thị Nhung (59 tuổi, mẹ chồng của chị Ruôn) - cho biết: Khi đến khám, các bác sĩ chưa cho chị Ruôn nhập viện ngay, nhưng chị Nhung phản ứng gay gắt mới được nhập viện.
"Đến 20h cùng ngày, con dâu tôi bị sốt, cặp nhiệt độ là 38,5 độ, sau đó họ cho uống thuốc hạ sốt. Khi con tôi hạ sốt, các bác sĩ nói sẽ lấy máu đi xét nghiệm và mổ đẻ, nhưng chờ mãi không thấy bác sĩ lấy máu và cho đi mổ" - bà Nhung nói.
Cũng theo bà Nhung, khi chưa được đưa đi mổ đẻ chị Ruôn vẫn nằm ở phòng bệnh nhân, cho đến 9h sáng nay (22/7) gia đình đi nộp tiền viện phí để mổ thì bác sĩ thông báo là tim thai ngừng đập.
Bà Nhung cho rằng việc chậm lấy mẫu máu để đi xét nghiệm và mổ đẻ khiến thai nhi chết ngay trong bụng người mẹ.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Chiều dài xương mũi thai nhi, lơ là theo dõi, nguy cơ dị tật cao
- Chẩn đoán được biến chứng của thai kỳ qua giới tính thai nhi
- Đang nằm trên bàn đẻ, sản phụ và thai nhi bất ngờ tử vong
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua