Bà bầu có nên ăn quýt ngày Tết?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các múi quýt và vỏ quýt đều có những công dụng tuyệt vời và rất thích hợp để mẹ bầu thưởng thức. Không những là loại quả có tác dụng giải khát thông thường mà chúng còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe nhất định cho mẹ bầu:
1. Chống máu đông ở cổ tử cung
Theo Eva, ngoài hàm lượng vitamin C và canxi tương đối lớn, quýt còn chứa acid amin, đường hợp chất, chất béo, photpho, sắt… Trong 100g thực phẩm hấp thụ, hàm lượng protein của quýt gấp 9 lần lê, hàm lượng canxi gấp 5 lần lê, hàm lượng photpho gấp 5.5 lần lê, vitamin B1 gấp 8 lần, vitamin B2 gấp 3 lần, vitamin C cũng gấp 10 lần.
Do đó, quýt là thực phẩm thích hợp nhất cho phụ nữ mang thai. Ăn nhiều quýt, bà bầu tránh được tình trạng chảy máu ở cổ tử cung vì vitamin C có trong loại quả này sẽ giúp đàn hồi thanh mạch máu.
2. Giảm ốm nghén
Hãy khắc phục nó bằng tinh dầu quýt hoặc vỏ quả quýt khô để giúp bạn giảm căng thẳng. Massage tinh dầu quả quýt vào bàn chân sẽ giúp bạn có được trạng thái vui vẻ. Trong 100g vỏ quýt có chứa 119mg vitamin C, vì vậy vỏ quýt có tác dụng làm mát gan, giải tỏa ưu sầu, giảm đau, xua tan bực tức, tâm trạng không tốt lúc thai nghén.
Theo các nhà nghiên cứu, ở thời kỳ đầu của thai nghén, có thể do bánh nhau phát triển tăng sản sinh ra estrogen. Hormon này làm cho thai phụ nhạy cảm với các mùi, vị nên đã gây buồn nôn và nôn. Do đó, trà gừng vỏ quýt sẽ giúp mẹ bầu giảm triệu chứng này một cách rất hiệu quả.
3. Chữa viêm tuyến sữa
Hạt quýt vị đắng, tính bình, có công hiệu điều hòa khí, giảm đau, tan u cục, thường dùng chữa viêm tuyến sữa...
4. Giúp bà bầu làm đẹp
Không ít mẹ bầu thấy buồn phiền với tình trạng da mặt xấu đi, không chỉ khô mà còn xuất hiện các vết nám rất khó coi. Đừng lo lắng, ăn quýt hàng ngày bằng cách ép lấy nước cốt, xay sinh tố với những loại quả khác sẽ giúp bạn có một làn da mịn màng, giàu độ ẩm, không bị khô và nám.
5. Thực phẩm dinh dưỡng cho thai phụ bị tiểu đường
Nếu bạn bị tiểu đường, nguyên tắc đầu tiên mà bạn cần phải tuân theo là hạn chế ăn ngọt và tinh bột. Đặc biệt, khi bạn mang thai mà bị tiểu đường, bạn lại càng cần phải có chế độ ăn uống hợp lý nếu không sẽ ảnh hưởng đến cả bạn và thai nhi. Trong trường hợp này, bạn nên uống thật nhiều nước và chất điện giải để bổ sung cho lượng nước mà cơ thể bị mất. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống nước canh, ăn nhiều hoa quả, đặc biệt là cam, quýt, lê tươi… để đỡ bị háo.
6. Cung cấp canxi
Can-xi là thành phần quan trọng trong việc hình thành cấu trúc xương và răng ở trẻ sơ sinh. Nếu người mẹ ăn một lượng quýt thích hợp có thể thông qua sữa của mình cung cấp chất can-xi cho trẻ, như vậy không chỉ thúc đẩy quá trình tăng trưởng hệ thống xương và răng của trẻ, mà còn có thể ngăn ngừa bệnh còi xương cho bé.
Lưu ý khi ăn quýt: - Không ăn quá nhiều: Mỗi ngày ăn không quá 3 quả, trọng lượng chỉ nên giới hạn 250g. - Khi sử dụng vitamin K, thuốc sulfa, spironolactone và những loại dược phẩm bổ sung kali, thì tuyệt đối không được ăn quýt. - Không ăn quýt sau khi ăn củ cải - Không ăn quýt trước bữa cơm và khi đói: bởi quýt chứa axít, nó dễ làm tổn thương dạ dày. - Không ăn quýt 1 tiếng trước và sau khi uống sữa |
Chi Chi (tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video hot: [mecloud]NmMy4kBmEA[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua