Dòng sự kiện:

Bà bầu nên tránh 10 loại thảo mộc, quả, đồ uống dễ sảy thai

02:00 28/06/2016
Rất nhiều loại cây cỏ, trái cây và đồ uống rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng cũng tốt cho phụ nữ mang thai. Thậm chí, có một số thực phẩm kích thích co bóp tử cung, gây ra máu (dọa sẩy thai) nếu bị sử dụng quá liều.

Tuyệt đối không nên ăn dứa trong 3 tháng đầu thai kỳ

phụ nữ mang thai không nên ăn dứa,uống nước dứa quá nhiều trong thời kỳ đầu mang thai do dứa có chứa bromelian gây kích thích cổ tử cung, dẫn tới các cơn co thắt tử cung.

Các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyên phụ nữ mang thai không nên ăn dứa hoặc uống nước dứa quá nhiều trong thời kỳ đầu mang thai. Điều này là do dứa có chứa bromelian gây kích thích cổ tử cung, dẫn tới các cơn co thắt tử cung.

Chất này chỉ có trong dứa tươi nên nếu ăn dứa đóng hộp hoặc dùng nước ép dứa đóng hộp thì sẽ an toàn hơn.

Ngoài ra, những quả dứa xanh (chưa chín) có thể gây các hoạt động có hại cho tử cung người mẹ và bào thai chưa ổn định, giai đoạn đầu thai kỳ. Bởi thế để an toàn, mẹ bầu nên tránh loại quả nhiệt đới này trong 3 tháng đầu mang thai.

Lưu ý an toàn: Mặc dù dứa rất giàu vitamin C và có các enzym tiêu hóa tốt cho thai kỳ nhưng tốt nhất là mẹ bầu nên tham khảo bác sĩ trước khi ăn loại quả này. Dù nhiều mẹ bầu vẫn có thai kỳ khỏe mạnh và không gặp bất kỳ rắc rối sức khỏe nào khi ăn dứa thì không phải cơ địa của mẹ bầu nào cũng như thế.

Để an toàn, mẹ bầu chỉ nên ăn dứa với lượng vừa phải. Nếu đang ở 3 tháng cuối và chuẩn bị chuyển dạ, mẹ bầu có thể ăn dứa (theo lời khuyên của bác sĩ) để dễ chuyển dạ và sinh nở.

Có những loại thảo dược kích thích co bóp tử cung, gây ra máu (dọa sẩy thai) nếu bị sử dụng quá liều là: ngải cứu, cam thảo; khoai lang Mỹ dại, hạt lúa mạch bị nhiễm nấm, cây ngải tây (cây rừng có vị đắng, dùng làm một số rượu), lá cây keo (dùng làm thuốc xổ), cây đại hoàng (cây có cuống lá màu đỏ nhạt, dày, nấu lên ăn như rau), cây lô hội…  Dưới đây là những lưu ý an toàn cho mẹ bầu khi dùng ngải cứu, nhân sâm và cam thảo:

Phụ nữ mang thai không nên sử dụng nhân sâm

Phụ nữ mang thai không nên dùng nhân sâm vì dễ bị ra máu, đau bụng, co bóp tử cung - yếu tố liên quan đến sảy thai hoặc chuyển dạ sớm.

Một số nghiên cứu trên loài chuột chứng minh, nhân sâm có thể gây dị tật cho bào thai chuột. Nguyên nhân là vì một trong những hợp chất của nhân sâm là Rb1 - có liên quan đến những biến đổi bất thường trong bào thai của chuột. Chỉ sau 9 ngày, các cơ quan trong phôi thai của chuột như tim, mắt, chân, tay đều phát triển bất thường.

Thông tin này vẫn chưa được kiểm định trên cơ thể con người. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ nên đặc biệt thận trọng khi muốn sử dụng nhân sâm (hoặc các loại thảo mộc khác) trong thời gian mang thai. Bởi vì, nếu dùng tùy tiện, chúng sẽ khiến thai phụ dễ xuất hiện dấu hiệu ra máu, đau bụng, co bóp tử cung - yếu tố liên quan đến sảy thai hoặc chuyển dạ sớm. Một số nguồn tin còn cho biết, dùng nhiều nhân sâm dễ gây nên tình trạng thai quá ngày (chửa trâu - theo cách gọi dân gian).

Các chuyên gia nhận thấy, việc dùng nhân sâm với mục đích bồi bổ sức khỏe không phải chuyện hiếm với phụ nữ châu Á (thậm chí cả nhóm phụ nữ mang thai). Kết quả của một số cuộc khảo sát cho biết, khoảng 9% thai phụ ở khu vực châu Á sử dụng nhân sâm hoặc những loại thảo mộc không an toàn khác.

Một số thai phụ còn được truyền kinh nghiệm sai lầm là ngậm một chút sâm sẽ tăng cường sức khỏe trong cơn chuyển dạ. Lời khuyên là mẹ bầu nên tránh dùng thảo mộc ít nhất trong tháng đầu tiên của thai kỳ. Sau đó, nếu muốn sử dụng thảo mộc, mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ.

Phụ nữ mang thai dùng ngải cứu thế nào cho đúng cách?

Ngải cứu thuộc nhóm thảo mộc nên được sử dụng với tần suất hợp lý khi mang thai. Bất kỳ một loại thảo mộc nào đều gây ảnh hưởng nhất định lên sức khỏe người mẹ và thai nhi. Một số thai phụ cho biết, nếu ăn quá nhiều ngải cứu trong 3 tháng đầu của thai kỳ, họ dễ tăng dấu hiệu ra máu. Bởi vì, những chất có trong ngải cứu có liên quan đến sự co bóp tử cung – yếu tỗ dễ dẫn tới sảy thai hoặc chuyển dạ sớm.

Nói như vậy không có nghĩa là mẹ bầu phải chống chỉ định với món ngải cứu trong suốt thời gian mang thai. Ngải cứu có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, làm dịu thần kinh, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng và được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp.

Tuy nhiên, nhiều thai phụ hiểu nhầm và sử dụng ngải cứu như một vị thuốc an thai. Điều này là không hoàn toàn đúng. Nếu mẹ bầu muốn dùng ngải cứu trong những trường hợp bị động thai hoặc sảy thai liên tiếp, mẹ bầu nên trao đổi kỹ với bác sĩ.

Các bác sĩ cho rằng, việc sử dụng ngải cứu với tần suất thế nào là an toàn và hợp lý cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Nhóm thai phụ nhạy cảm (hoặc có máu nóng – theo cách gọi dân gian) có thể xuất hiện dấu hiệu bị co tử cung, ra máu, sảy thai sau khi dùng ngải cứu. Nhóm thai phụ khác có cơ địa khỏe mạnh hơn thì việc ăn ngải cứu với tần suất vừa phải không gây hại cho sức khỏe.

Mẹ ăn cam thảo khi mang thai, con dễ bị tiểu đường, huyết áp, béo phì

Ăn cam thảo trong thời kỳ mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho bé khi bé lớn lên - đây là nghiên cứu từ các nhà khoa học Anh và Phần Lan. Nghiên cứu xem xét một nhóm bé 8 tuổi (mẹ ăn cam thảo trong thời kỳ mang thai) có hàm lượng hormone cortisol cao gấp 3 lần những bé có mẹ không ăn cam thảo khi mang thai. Nghiên cứu giải thích, cortisol giúp cơ thể đối phó với căng thẳng, nhưng quá nhiều hormone này trong cơ thể có liên quan đến bệnh tiểu đường, huyết áp cao và béo phì ở tuổi trưởng thành.

Nghiên cứu xem xét một nhóm bé 8 tuổi (mẹ ăn cam thảo trong thời kỳ mang thai) có hàm lượng hormone cortisol cao gấp 3 lần những bé có mẹ không ăn cam thảo khi mang thai. Nghiên cứu giải thích, cortisol giúp cơ thể đối phó với căng thẳng, nhưng quá nhiều hormone này trong cơ thể có liên quan đến bệnh tiểu đường, huyết áp cao và béo phì ở tuổi trưởng thành.

Những loại đồ uống nào bà bầu không nên sử dụng hoặc sử dụng hạn chế?

Phụ nữ mang thai không nên dùng trà xanh vì trà xanh làm cản trở quá trình hấp thu axit folic cho mẹ bầu.

1. Phụ nữ mang thai nên hạn chế dùng  trà xanh

Theo The Health Site, trà xanh là loại thảo dược tốt cho sức khỏe với nhiều chất chống oxy hóa và dinh dưỡng. Tuy nhiên, trà xanh lại không có lợi cho phụ nữ mang thai. Nếu uống trà xanh quá nhiều có thể sẽ làm tăng mức độ của quá trình trao đổi chất nhiều hơn nữa, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm sinh lý của bà bầu cũng như gây những biến chứng nguy hiểm khác. Axit folic là chất cực kỳ quan trọng vì giúp giảm nguy cơ khuyết tật thai nhi. Trà xanh nhiều caffein sẽ làm cản trở quá trình hấp thu axit folic cho mẹ bầu.

Ngoài ra, dùng trà xanh ngay sau bữa ăn còn làm giảm hấp thu sắt từ thực phẩm cho cơ thể mẹ bầu. Bởi thế, mẹ bầu nên tránh trà xanh.

 Phụ nữ chuẩn bị mang thai nên được bổ sung axit folic trong vòng 3 tháng trước có thai. Bởi thế, nếu dùng trà xanh thì cơ thể sẽ không đủ chất này.

2. Phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên dùng Rượu

Uống rượu trong thai kỳ có thể làm chậm sự tăng trưởng của bà bầu, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển não bộ của thai nhi, gây bất thường ở mặt, chậm phát triển. Em bé sinh ra cũng gặp nhiều vấn đề trong học tập, nói chuyện, khả năng tập trung, thậm chí hiếu động thái quá.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, không có mức độ tiêu thụ rượu an toàn cho phụ nữ trong khi mang thai.

3. Phụ nữ mang thai không nên dùng Đồ uống có ga

Caffeine và quinine trong các loại đồ uống có ga có thể làm sẩy thai, gây dị tật bẩm sinh. Chúng có thể khiến bà bầu mệt mỏi, táo bón, chán ăn, thậm chí mắc các bệnh về tim mạch, thần kinh.

4. Phụ nữ mang thai nên hạn chế dùng Cà phê

Tiêu thụ quá nhiều cà phê khi mang thai, đặc biệt trong ba tháng đầu có thể gây sẩy thai và một số vấn đề khác như giảm cân nặng khi sinh, thai chết lưu. Các nhà khoa học khuyến cáo mức độ tiêu thụ caffeine hạn chế là 200 mg/ngày. Tuy nhiên, bà bầu nên dừng uống cà phê để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

5. Phụ nữ mang thai nên hạn chế dùng Nước ngọt

Các loại nước ngọt có chứa nhiều chất ngọt nhân tạo, đường hóa học. Chúng có thể xâm nhập vào bào thai, gây dị tật bẩm sinh nếu nạp quá nhiều vào cơ thể.

6. Phụ nữ mang thai nên đọc kỹ hướng dẫn khi Nước ép trái cây đóng chai

Nước trái cây đóng chai có thể không được tiệt trùng để loại bỏ tất các các loại vi khuẩn có hại, bao gồm cả salmonella và E.coli. Vì vậy, bạn cần kiểm tra nhãn mác để đảm bảo nước đã được tiệt trùng. Tuy nhiên, phụ nữ có thai nên tự ép nước hoa quả ở nhà để đảm bảo an toàn.

LƯU Ý: Trên đây chỉ là những lời khuyên mang tính tham khảo. Chẳng hạn, bà bầu vẫn có thể ăn dứa, uống trà xanh, sử dụng ngải cứu ở mức độ hợp lý. Vì thế, bạn nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. 

Theo Gia đình Việt Nam