Ba mẹ Việt muốn con đi du học phải làm gì - Kỳ 1: Phải học tiếng Anh
Tuy nhiên, thực tế khác xa với những gì họ tưởng tượng. Đơn giản thử đặt mình vào hoàn cảnh của con. Nếu cho chính các bậc cha mẹ đi tới một đất nước xa lạ, phải hội nhập với môi trường sống mới chưa từng hay biết, phải học bằng một ngôn ngữ khác thì họ sẽ cảm thấy thế nào?
Ngày càng nhiều sinh viên VN đi du học các nước. Ảnh:
Tiếng Anh, bước đi khó khăn đầu tiên cần vượt qua
Khi con tôi còn nhỏ, tôi rất quan tâm đến việc học tiếng Anh của con. Bởi hai lý do khác nhau. Một là vì tôi biết thế mạnh của ngoại ngữ do đang làm việc ở một cơ quan có quan hệ hợp tác với nước ngoài.
Ở cơ quan tôi lúc đó ai dùng Anh ngữ giỏi rất có lợi. Mặc dù chuyên môn của những người này chưa chắc đã bằng ai bởi vì hồi đó mới mở cửa ít lâu, nhân sự được đào tạo đúng chuyên ngành rất thiếu thốn. Nhưng họ vẫn được ưu ái hơn những người kém tiếng Anh.
Bởi đơn giản là nếu không hiểu được những người lãnh đạo nói gì, thì làm sao mà làm cho tốt được.
Còn hai chính là vì các bạn tôi, ai mà học chuyên ngữ ở trường phổ thông rồi vào đại học lại học ngoại ngữ, thường có việc làm tốt, dễ đi nước ngoài. Chính vì thế mà phải đầu tư cho con học Anh ngữ càng sớm càng tốt.
Ban đầu, tôi cho con học song ngữ tiếng Anh ở trường mẫu giáo. Vì trường tư thục này có mời thầy cô là người nước ngoài tới dạy. Thầy cô hầu hết là tay ngang, dạng Tây Ba lô qua VN chơi và tranh thủ dạy thêm tiếng Anh kiếm sống. Nhưng ở VN muốn đòi hỏi điều kiện cao hơn thì khó. Quan trọng là cho con học phát âm và phong thái của thầy cô là được rồi.
Vào lớp 1, cháu đi học song ngữ ở trường tiểu học. Thầy cô cũng nỗ lực dạy dỗ. Nhưng tất nhiên kiểu dạy ở trường tiểu học của ta cũng rất hạn định. Lớp thì tới 40 cháu nên cô cũng khó xoay sở.
Bởi thế nên tôi cho cháu học thêm Anh văn ở một trung tâm ngoại ngữ ngoài giờ. Cháu cứ học như vậy tới lớp 5, học Anh văn thiếu nhi. Càng học lên càng không có bạn, lớp phải chờ rất lâu mới mở lại được. Mặc dù tôi và các phụ huynh khác đều đã đóng tiền.
Thấy mệt mỏi, tôi liền cho con chuyển qua học một trung tâm Anh ngữ dành cho cấp lớp lớn hơn. Và tôi chọn cho cháu học chương trình Toefl ibt. Khi cho thi thử, may mắn thay cháu đậu ngay lớp thứ 2 của chương trình này. Và cháu cùng gia đình lên lịch sau 2 năm sẽ hoàn tất các lớp cần học để thi chứng chỉToefl ibt.
Việc chọn cho con học chứng chỉ Toefl ibt hay IELT rất quan trọng. Bởi vì đây là hai chứng chỉ mà muốn đi du học, các cháu bắt buộc phải có. Với Mỹ, Canada, chứng chỉ Toefl ibt là thuận lợi, còn với khối các nước Anh, Úc, New Zealand, chứng chỉ IELT dễ được chấp thuận hơn cả.
Cùng thời với tôi, nhiều ba mẹ không nắm vững điều này, nên cho các cháu học nhiều thứ chứng chỉ khác, hay đơn giản là cứ kéo từ Anh văn thiếu nhi lên Anh văn thiếu niên. Nên sau này mất nhiều thời gian và tiền bạc mà chẳng đạt mục tiêu như mong muốn.
Học Anh văn ở Việt Nam càng lên cao càng mệt. Lý do đơn giản vì quá ít người có khả năng học lên cao. Thành thử càng vào các khóa cuối cùng của Toefl ibt, con tôi lại càng phải chờ đợi. Chờ lâu rất bất lợi vì cháu sẽ quên kiến thức, trong khi ngày thi bị kéo dài ra. Tôi đành phải thúc trường đủ mọi cách.
Và giải pháp cuối cùng là hễ trường có nơi nào mở lớp tiếp theo của chương trình này, tôi sẵn sàng cho con tới học. Thành thử nhà ở Bình Thạnh mà gia đình tôi vẫn phải cho con lên học ở quận 1. Bởi vì chỉ có chi nhánh của trường ở đó mới có lớp tiếp theo.
Lặc lè mãi thì năm lớp 8, cháu cũng hoàn tất chương trình Toefl ibt và thi đậu điểm cao. Và điểm số này, cùng với tất cả những tiêu chuẩn khó khăn khác được hoàn tất đã giúp cháu ngay đầu lớp 9 đã có học bổng du học trung học và tha hồ lựa chọn một trong số 9 trường cho học bổng tại cả Anh, Mỹ và Úc.
Tuy nhiên, điểm Toefl ibt cũng chỉ là một bước tiến đầu tiên của việc du học. Bởi thực chất Toefl, dù là chứng chỉ khó có điểm cao với số đông người VN, song đây vẫn là chứng chỉ học tiếng Anh cho người coi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2.
Muốn có thành tích tốt trong quá trình du học, không có cách nào khác là càng ngày càng phải nâng cao trình độ Anh ngữ. Mà khó nhất là kỹ năng nghe hiểu và viết, cũng như học nói sao cho đúng giọng của dân bản xứ.
Bởi khi các cháu đi du học, càng học lên cao, càng cần kỹ năng học tiếng Anh học thuật. Tiếng Anh giỏi sẽ giúp các cháu mở rộng cánh cửa học vấn và trí tuệ, giúp thực sự cạnh tranh ngang bằng với các công dân thế giới.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thành tích của 'thần đồng' Đỗ Nhật Nam trong 3 năm du học Mỹ
- Có nên đi du học Mỹ khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống?
- Thành tích của 'thần đồng' Đỗ Nhật Nam trong 3 năm du học Mỹ
- Yêu cô gái trên bìa báo, chàng du học sinh bỏ học đi tìm nàng và cái kết bất ngờ
- Cho con du học khi không biết luộc trứng và những hậu quả khôn lường
- Mẹ Việt và hành trình nhọc nhằn cho con du học từ năm 4 tuổi
- Giúp trẻ vượt qua sự ghen tỵ với anh chị em trong nhà bằng cách đơn giản này
- Trước khi muốn con thành ông nọ bà kia, cha mẹ cần nhớ dạy con 10 điều quan trọng này
- Muốn dạy con trở nên xuất chúng thì cha mẹ đừng nuông chiều 5 điều này
- Con trai học lớp 1 viết đoạn văn ngắn tả mẹ mà ai nấy cười sặc sụa bình phẩm: 'Mới tí tuổi đầu đã dẻo miệng nịnh nọt'
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua