Bác sĩ dinh dưỡng chỉ rõ những quan niệm sai lầm của cha mẹ về cân nặng của trẻ
"Mày nuôi con sao ốm nhom thế! Phải dặm sữa thêm vào, ép nó ăn thêm chứ, trẻ con không ép là không được. Cho nó ăn thêm gạo lức, yến sào, canxi, Lysin... để vỗ béo nó chứ". Nhiều bà mẹ đã truyền tai nhau "những câu thần chú vỗ béo trẻ" như thế này, những bà mẹ trẻ lại răm rắp làm theo, miễn thấy con to béo là được.
Cũng không ít bà mẹ rơi vào trạng thái thất vọng và áp lực khi "nuôi hoài con vẫn còm nhom. Liệu có kém hấp thu không ta?". Cái vòng "áp lực" luẩn quẩn đó cứ đè nặng lên cổ người mẹ. Đến khi nào mới hết áp lực? Đến khi nào con to béo?
2 năm qua với vai trò là Đại sứ Y Tế cho trẻ em Anh, tôi có nhiều cơ hội thăm khám trẻ con đa sắc tộc và hơn hết lắng nghe, tâm sự và tháo vòng "áp lực" cho nhiều bà người mẹ Việt sống trên đất sương mù.
Cân nặng là vấn đề gây áp lực lớn cho các mẹ đang nuôi con nhỏ (Ảnh minh họa).
Khi được mở vòng, nhiều bà mẹ chợt vỡ ra rằng: "Trẻ con cần khỏe mạnh. Hơn hết, trẻ con cần không gian để học cách ăn và học cách giao tiếp xã hội để thông minh. Mẹ chỉ lo nghĩ về to béo, đã chiếm hết không gian đó của trẻ vì mẹ chỉ nghĩ làm cách nào cho con ăn thật to béo là được."
Những quan niệm sai lầm của cha mẹ về cân nặng của trẻ
1. Trẻ to béo là khỏe mạnh, thông minh
Điều này là không đúng. Các chuyên gia dinh dưỡng Anh và các nước khác trên thế giới không đánh giá sự khỏe mạnh và thông minh trẻ chỉ qua cân nặng. Cân nặng chỉ là 1 trong 5 chỉ tiêu đánh giá. Đánh giá sự khỏe mạnh, thông minh của trẻ cần những yếu tố khác như chiều cao, chế độ ăn, hoạt động thể chất và phản xạ giao tiếp của trẻ.
2. Trẻ ăn nhiều không mập là do trẻ kém hấp thu
Trên thực tế, không chỉ có trẻ con, người lớn cũng vậy, có người ăn nhiều cũng không mập. Có người cố ăn ít nhưng vẫn mập Tại sao? Câu trả lời ở chỗ: Bạn ăn những gì? Bạn có cân đối đủ lượng dinh dưỡng cho bữa ăn từ 4 nhóm dinh dưỡng chính như chất béo (chất béo tốt omega-3, chất béo từ cá, hạt), chất đạm (thịt/cá/trứng/sữa), tinh bột (cơm/mì/nui/khoai tây) và rau của quả ( cung cấp chất xơ, khoáng, Vitamin A,C,D và nhóm B).
Không phải trẻ cứ ăn nhiều mà không mập là do kém hấp thu (Ảnh minh họa).
Ăn lặt vặt không tạo ra năng lượng sử dụng, chỉ làm bạn có thói quen xấu khi ăn, đặc biệt là trẻ con.
Sau những kiểm tra trên, mẹ đã làm tốt thì mẹ nên biết thêm 2 điều này nữa:
Thứ nhất, mỗi trẻ sẽ hấp thu tạo năng lượng, sử dụng năng lượng và tích lũy/đào thải năng lượng khác nhau. Kém hấp thu là điều kiện bệnh lý, sẽ đi kèm với những biểu hiện bệnh lý khó chịu khác.
Thứ hai, bé có khả năng tự điều chỉnh cân nặng vào một vài thời điểm trước 2 tuổi.
• Nhu cầu của mỗi bé là khác nhau, nếu chênh lệch với chuẩn không lớn thì vẫn được xem là bình thường (Cân nặng "chuẩn" là hệ bách phân trung bình 50th của biểu đồ tăng trưởng cân nặng WHO).
• Nếu thời gian lệch chuẩn cân nặng không nhiều hơn 3 tháng thì ba mẹ không cần phải lo lắng.
Cân nặng nếu đã vượt chuẩn trước đó thì bé sẽ tự điều chỉnh tăng chậm hoặc không tăng. Sự tự điều chỉnh này sẽ làm bé tự giảm lượng ăn. Sự tự điều chỉnh này không phải là biếng ăn. Bạn nên tuân thủ nhu cầu của bé và đợi một vài tuần để bé điều chỉnh lại lượng ăn ban đầu, nhưng nếu bé chấp nhận sự thay đổi này thì đó là nhu cầu thực của bé.
Nói một cách dễ hiểu là: Trước đó bé quá bụ bẫm thì 3 tháng sau bé không tăng cân hoặc có phần quay về chuẩn là vẫn bình thường, việc điều chỉnh này là có xu hướng có lợi cho sức khỏe của bé.
3. Vỗ béo cho trẻ bằng các thực phẩm dinh dưỡng như gạo lức, yến sào, canxi, lysin
Theo GS, BS Valerie, thuộc Viện Dinh dưỡng Nhi khoa Canada, bé bị ép ăn, bé sẽ bị biếng ăn không hồi phục (đến 4 tuổi), hoặc biếng ăn giai đoạn (từng cơn), bị béo phì, tâm lý và não bộ mất cân bằng. Hơn nữa, việc bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng vỗ béo không đúng độ tuổi khi hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện dễ làm trẻ bị các rối loạn tiêu hóa và tăng gánh nạn lên thận và gan.
iệc bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng vỗ béo không đúng độ tuổi khi hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện dễ làm trẻ bị các rối loạn tiêu hóa và tăng gánh nạn lên thận và gan (Ảnh minh họa).
Hiểu đúng về cân nặng của trẻ
Bố mẹ không nên nhìn vào thể trạng gầy - béo, cũng đừng nhìn vào số cân nặng đầu tháng và cuối tháng của trẻ, nên nhìn vào quá trình tăng cân từng tuần.
Tỷ lệ tăng cân từng tuần theo độ tuổi như sau:
• 0 - 3 tháng tuổi: Tăng 140 - 210gram/tuần.
• 3 - 6 tháng tuổi: Tăng 105 - 145gram/tuần.
• 6 - 12 tháng tuổi: Tăng 70 - 91gram/tuần.
Lưu ý: Hãy theo dõi cân nặng của bé trong 5 tuần liên tiếp. Nếu bé có số tuần đạt tỷ lệ tăng cân chuẩn nhiều hơn số tuần tăng cân không đạt tỷ lệ chuẩn, nghĩa là bé vẫn đang tăng trưởng bình thường.
Việc bé tăng cân không đều giữa các tuần là do bé đang điều chỉnh. Ví dụ: Bé 5 tháng tuổi, theo dõi trong 5 tuần: 3 tuần đạt 110g/tuần, 2 tuần chỉ có 80gr/tuần. Kết quả này cho thấy bé vẫn tăng trưởng bình thường.
Theo Trí thức trẻ
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Chuyên gia dinh dưỡng nói gì về gạo huyết nhung hươu đang gây 'sốt'?
- 6 thực phẩm nhiều dinh dưỡng ăn thường xuyên sẽ giảm cân
- 7 công thức món ăn vặt giàu dinh dưỡng cho bé ngày Tết
- Cách bổ sung dinh dưỡng cho nước ối hiệu quả
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua