Bác sĩ giải đáp: Mẹ có nên uống thuốc khi đang cho con bú?
Mẹ có nên uống thuốc khi đang cho con bú?
Rất nhiều trường hợp phụ nữ bị bệnh khi đang cho con bú phải dùng thuốc. Không ít chị em tiếc nuối vì mất sữa nuôi con trong thời gian bị bệnh.
Theo nghiên cứu, có khoảng 1% lượng thuốc đi vào sữa trong khoảng 24 giờ, một số thành phần thuốc có thể vào sữa lên đến 5%. Phụ nữ cho con bú uống thuốc có thể thải thuốc qua sữa phụ thuộc vào liều lượng uống, tần suất uống thuốc trong ngày.
Bên cạnh đó, việc thuốc thải qua sữa mẹ có ảnh hưởng đến trẻ hay không phụ thuộc vào lượng sữa trẻ bú, số cữ bú trong ngày mẹ uống thuốc, khả năng hấp thu và chuyển hoá lượng sữa có chứa thành phần thuốc thải vào sữa mẹ.
Trên thực tế, nhiều phụ nữ đang cho con bú sử dụng thuốc có khả năng tiết qua sữa nhưng có nồng độ thấp nên không có khả năng tạo ra phản ứng ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ sơ sinh.
Do đó, các bác sĩ cho biết, sản phụ sau sinh có thể sử dụng một số loại thuốc an toàn cho sức khỏe khi bị bệnh. Tuy nhiên, cần hết sức thận trọng để tránh ảnh hưởng do mẹ sử dụng thuốc khi cho con bú. Liều dùng nên uống ở mức thấp và trong thời gian ngắn nhất có thể.
Những lưu ý sử dụng thuốc khi cho con bú
Bác sĩ Phạm Diệp Thùy Dương, Giảng viên Bộ môn Nhi Đại học Y dược TP.HCM, cho biết mẹ chỉ nên ngưng cho trẻ bú khi phải sử dụng các loại thuốc vào được trong sữa và ở nồng độ có thể khiến bé bị nhiễm độc.
Phần lớn các loại thuốc thông thường như paracetamol, thuốc ho thảo dược,... ít khi nằm trong nhóm chống chỉ định sữa mẹ. Tuy nhiên, bác sĩ Phạm Diệp Thùy Dương khuyến cáo phụ nữ đang cho con bú nên tham khảo ý kiến chuyên môn tin cậy để quyết định tiếp tục cho con bú sữa hay tạm ngưng trong thời gian ngắn.
Bên cạnh đó, khi đi khám bệnh, chị em phụ nữ cần lưu ý với bác sĩ bản thân đang cho con bú để nhận được phác đồ điều trị thích hợp. Bác sĩ sẽ chọn lựa và giảm đến mức tối đa để tránh kê những loại thuốc có thể gây độc cho bé. Đặc biệt, chị em tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống mà không có chỉ định của bác sĩ.
Nếu phụ nữ đang cho con bú phải sử dụng thuốc có thể thải qua sữa mẹ, ảnh hưởng đến trẻ trong thời gian ngắn, cần ngưng sữa tạm thời. Điều quan trọng chị em cần thực hiện là vắt sữa đều đặn trong suốt thời gian này để đảm bảo duy trì lượng sữa mẹ.
Sau khi ngừng uống thuốc (trong khoảng 24 giờ), mẹ có thể tiếp tục cho trẻ bú sữa một cách bình thường.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Cách massage đánh bay tắc sữa, mẹ cho con bú cần biết
- 5 dấu hiệu có thai khi đang cho con bú mẹ cần biết
- Cho con bú giúp mẹ giảm nguy cơ đột quỵ
- Cho con bú giúp giảm nguy cơ đột quỵ cho mẹ sau sinh
- Mẹ Singapore chia sẻ kinh nghiệm thuê người giúp việc, cho con bú khi lần đầu làm mẹ
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua