"Bác sĩ" làm lây nhiễm HIV cho 46 người
Đây là trường hợp gần đây nhất trong vô vàn các vi phạm về y tế gây hậu quả nghiêm trọng ở đất nước 1,25 tỷ dân này.
Việc bác sĩ lang băm sử dụng kim tiêm không đúng quy cách đã làm lây nhiễm HIV cho nhiều người.
Cảnh sát ở bang Uttar Pradesh đã lập hồ sơ điều tra đối với Rajendra Yadav, người cung cấp các dịch vụ y tế tại nhà cho các cư dân nghèo ở khu vực phía bắc bang này.
Việc Ấn Độ giới hạn các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ công cộng kết hợp với sự thiếu quy định đã khiến loại hình bác sĩ không giấy phép hành nghề phát triển mạnh, đặc biệt ở các vùng nông thôn.
Trường hợp mới nhất bị vỡ lở khi các nhân viên khám nghiệm y tế của chính phủ đã phát hiện ra một lượng lớn các ca nhiễm virut gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) ở quận Unnao thuộc bang Uttar Pradesh.
Trưởng phòng y tế của Unnao, ông Choudhary nói: "Tất cả 46 trường hợp này đều nằm trong khu vực quản hạt của chúng tôi. Khi chúng tôi quyết định tìm hiểu sâu hơn, thì có một số người bệnh đã đổ lỗi cho tên lang băm đã sử dụng một ống si-lanh để tiêm cho tất mọi người".
Nhưng theo ông Choudhary thì Yadav, người hiện vẫn đang lẩn trốn, có lẽ không phải là nhân tố duy nhất gây nên tình trạng lây nhiễm cao này.
Ông nói: "Chúng tôi không nghĩ rằng viên bác sĩ "vườn" đó là nhân tố duy nhất làm nên con số này. Đây là khu vực có số lượng lái xe vận tải qua lại rất đông. Tình trạng quan hệ tình dục không an toàn có thể là một lý do dẫn đến tình trạng trên."
Theo Liên hiệp quốc, Ấn Độ hiện có khoảng 2,1 triệu người nhiễm HIV. Tuy nhiên tỷ lệ nhiễm căn bệnh này đang giảm dần.
Số lượng bác sĩ (có giấy phép hành nghề) của Ấn Độ là 840.000 bác sỹ - tương đương với tỷ lệ 1 bác sĩ trên 1.674 dân cư. Con số thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 1/1.000 do Tổ chức Y tế Thế giới đề xuất.
Tuần trước, chính phủ đã thông báo một kế hoạch chăm sóc sức khoẻ quốc gia cho khoảng nửa tỷ người, nhưng không cung cấp chi tiết về chi phí và ngân sách cụ thể.
Ấn Độ chi chưa tới 1% GDP cho công tác chăm sóc sức khoẻ công đồng và một trong những nước có mức chi thấp nhất trên thế giới. Chính phủ Ấn Độ dự định sẽ tăng lên con số này lên 2,5% vào năm 2025.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Có thể điều trị HIV bằng thuốc uống tuần một lần
- Mắc HIV, nam giới tử vong nhiều hơn nữ giới
- Bé gái 9 tuổi ở Nam Phi được chữa khỏi căn bệnh thế kỷ HIV
- Chàng trai tình nguyện lây HIV từ bạn gái và lý do cảm động
- Thêm 11 người nghi phơi nhiễm HIV sau khi cứu hộ tai nạn ở Kon Tum
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua