Dòng sự kiện:

Bác sĩ nhi chỉ cách xử lý khi trẻ bị sốt cao, co giật

Theo Phununews
19:03 28/02/2018
Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết, cách sơ cứu và phòng tránh sốt cao, co giật ở trẻ các mẹ nên biết.

Sốt cao, co giật là gì?

Bậc phụ huynh nên nhận biết dấu hiệu trẻ sốt cao để xử lý kịp thời. Ảnh minh họa: internet

Co giật do sốt cao là triệu chứng có thể gặp ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 7 tuổi. Sốt là biểu hiện phổ biến ở trẻ qua các giai đoạn mọc răng, sốt do cảm thông thường sẽ không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên có những trường hợp bé lên cơn co giật, tím tái, nếu cha mẹ không biết cách xử lý kịp thời sẽ rất nguy hiểm.

Trường hợp bé co giật do thân nhiệt tăng quá cao (hơn39oC), khi co giật kèm theo các triệu chứng nôn ói, tiêu tiểu không tự chủ, sùi bọt mép, tay chân giật liên hồi không kiểm soát được, mặc cho cha mẹ có ôm chầm lấy thì tình trạng đó vẫn diễn ra.

Nguyên nhân co giật do sốt cao

Trong gia đình, người thân hay cha mẹ có tiền sử bị sốt cao, co giật thì trẻ khi sinh ra cũng có nguy cơ bị sốt, co giật cao hơn những đứa trẻ bình thường.

Cha mẹ không nên hoảng loạn khi trẻ bị co giật. Ảnh minh họa: internet

Xử lý khi trẻ sốt cao, co giật

 Bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) chỉ cách sơ cứu tại nhà khi trẻ bị sốt cao, co giật:

Bước 1: Khi trẻ bị sốt cao, co giật, cha mẹ nhanh chóng đặt trẻ nằm ở nơi bằng phẳng, tạo không khí thông thoáng, nới quần áo của trẻ rộng ra, đặc biệt là vùng cổ hoặc có thể cởi hết quần áo của trẻ. 

Bước 2: Dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm, vắt sạch nước và lau khắp người trẻ, đặc biệt vùng bẹn, nách, cổ và trán. Lau đi lau lại liên tục cho đến khi trẻ hết cơn co giật thì dừng lại.

Bước 3: Khi bị sốt cao, co giật trẻ không thể uống được thuốc hạ sốt nên phải nhanh chóng đặt thuốc hạ sốt bằng đường hậu môn. Đối với trẻ dưới 2 tuổi, dùng viên paracetamol 80mg, trẻ lớn dùng viên 150mg tùy theo cân nặng.

Bước 4: Nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu để được điều trị sớm phòng tránh cơn co giật tái phát.

Chú ý: Không vắt chanh hay chèn muỗng vào miệng, không lau mát bằng nước đá hay rượu.

Nguồn; Gia đình Việt Nam