Bánh chưng rán sau Tết - Những mối nguy tiểm ẩn cho sức khỏe
Để thay đổi khẩu vị cả nhà và tận dụng bánh chưng còn dư lại sau mấy ngày Tết, chị Mai Thu, nhà ở quận Bình Thạnh, TP.HCM, thường chế biến món bánh chưng rán béo ngậy. Cứ mỗi bữa sáng trước khi đi học, chị Thu lại ép bọn trẻ trong nhà ăn bánh chưng rán để nỗi đứa nào cũng than: “Mẹ ơi, tụi con ăn bánh chưng rán hết nổi rồi!”. Thế nhưng, đằng sau cảm giác ngán ngấy do lượng dầu mỡ trong bánh chưng rán, chị không biết rằng món ăn này còn có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe như thế nào. Bánh chưng rán, mặc dù mùi vị hấp dẫn hơn song đồng nghĩa với nó cũng chứa nhiều chất béo hơn nên việc ăn bánh chưng rán gây thừa cân, béo phì là điều không có gì phải bàn cãi. Ngoài ra, những đối tượng nên hạn chế ăn bánh chưng rán nhiều dầu mỡ, đó là những người cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, bị đau dạ dày… Những người này nếu ăn quá nhiều bánh chưng rán sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Còn đối với một người khỏe mạnh khi ăn quá nhiều bánh chưng rán có thể dẫn tới đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu…
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bạn cần kiềm chế với món này bởi bánh chưng rán làm tăng thêm lượng chất béo cơ thể tiếp nhận có thể gây bất lợi cho sức khỏe. Bánh chưng rán không chỉ gây tăng cân mà lượng chất béo hấp thu từ bánh rán vào cơ thể; đặc biệt không tốt cho những người có bệnh lý cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, tim mạch và bệnh thận. Đặc biệt, người có tiền sử bệnh dạ dày không nên ăn bánh chưng rán, do bánh khó tiêu, gây chướng bụng và đầy hơi khó chịu. Nếu đã mắc bệnh béo phì thì không nên ăn bánh chưng rán vì bánh rất giàu năng lượng và nhiều chất béo. Người bị mụn nhọt nên ăn ít bánh chưng rán vì loại bánh này sẽ gây nóng trong, làm nặng hơn tình trạng mụn nhọt. Chưa kể, vì được làm từ gạo nếp, bánh chưng là thực phẩm mà bạn phải tuyệt đối tránh xa nếu đang bị mụn. Bánh đồ nếp sẽ khiến vết mụn bị sưng, lở loét, thậm chí gây mưng mủ.
Cần chú ý, khi ăn bánh chưng rán không nên ăn thêm các tinh bột khác như cơm, bún, xôi, bánh mì, phở, khoai sắn…Điều quan trọng thứ hai là ăn kèm bánh chưng rán cùng các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, khoáng chất. Mục đích của việc này là để chống ngán do bánh chưng rán chứa rất nhiều dầu mỡ. Đặc biệt, việc tăng cường chất xơ nhằm giúp cơ thể chuyển hóa chất bột đường từ bánh chưng nhanh và hiệu quả hơn, từ đó phòng chống các bệnh liên quan đến chuyển hóa đồng thời để cân bằng dinh dưỡng. Nguồn chất xơ được khuyến nghị ăn cùng bánh chưng bao gồm trái cây, rau xanh. Để tránh tăng cân khi ăn 1 miếng bánh chưng rán, cần giảm bớt 1 chén cơm so với thông thường, đồng thời ăn cùng nhiều rau, củ quả để giúp quá trình chuyển hóa bột đường được nhanh hơn và không bị ngán. Theo tính toán của các chuyên gia y tế, nếu bạn ăn 1 miếng bánh chưng rán bị dính 1ml dầu ăn, hãy chịu khó chạy bộ 33 phút rồi ngồi nghỉ thêm 8 phút để tiêu hết nó.
CA DAO
LInk nguồn: https://suckhoedoisong.vn/banh-chung-ran-sau-tet-nhung-moi-nguy-tiem-an-cho-suc-khoe-n187587.html
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua