Dòng sự kiện:

Bắt buộc thiếu nữ tuổi dậy thì phải bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt

22:00 13/09/2015
Các thiếu nữ trong tuổi dậy thì sẽ mắc suy giảm trí nhớ và chỉ số IQ bị giảm 5 - 10 điểm nếu thiếu sắt. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả học tập và gây áp lực, mệt mỏi trong cuộc sống của các bé.

 

 

 

 

 

Sắt là thành phần quan trọng của huyết cầu tố, thu nhận oxy để máu đưa đến nuôi dưỡng tế bào đảm bảo sự sống cho cơ thể. Theo thống kế, 1/3 phụ nữ trưởng thành và 1/2 bạn gái tuổi thiêu niên thường hay bị thiếu sắt do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, bổ sung sắt cho thiếu nữ trong gia đoạn chu kỳ kinh nguyệt là điều cần thiết.

Tác hại của việc thiếu sắt


Sắt đóng vai trò quan trọng trong sản sinh hemoglobin, một protein giúp hồng cầu đưa oxy đi khắp cơ thể. Vì thế, thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu và nhiều hệ lụy khác. Triệu chứng đầu tiên là đau đầu, đau nửa đầu; đặc biệt đối với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều sẽ có cảm giác mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, tâm lý bất an, dễ cáu giận. Ngoài ra, đối với các bạn gái tuổi thiếu niên, việc thiếu sắt sẽ gây buồn ngủ, mất tập trung, làm giảm khả năng nhận thức từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập.

Nguyên nhân thiếu sắt

Chế độ dinh dưỡng dinh dưỡng không đúng cách: Thông thường việc ăn đủ bữa được chú trọng còn đủ chất thì hiếm người quan tâm, có người còn ăn chay và ăn kiêng hoặc không ăn một số loại cá (giàu chất sắt) hay thịt đỏ. Thậm chí, trẻ nhỏ không hoặc ít bú sữa mẹ do mẹ kiêng để giữ vóc dáng trong khi chất sắt trong sữa mẹ được hấp thu tốt hơn gấp 5 lần sữa động vật.

Chu kỳ kinh nguyệt và phụ nữ trong thời kỳ sinh sản: Với bạn gái trong độ tuổi dậy thì, hằng tháng sẽ mất một lượng máu đáng kể, chưa kể những trường hợp bị rong kinh thì tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.Nhu cầu sắt của nữ ở độ tuổi dậy thì khoảng 41,3mg/ngày, trong khi đó, ở mỗi kỳ kinh nguyệt, lượng máu mất đi khoảng 40-60ml tương ứng khoảng 20-30mg sắt hao hụt khỏi cơ thể.Và nếu dinh dưỡng không đầy đủ, thiếu máu do thiếu sắt rất dễ xảy ra đối với bạn gái trong độ tuổi dậy thì.


Bị nhiễm giun sán và các bệnh khác như chảy máu cam, loét dạ dày tá tràng… cũng sẽ mất đi một lượng máu gây thiếu máu nhược sắt. Ấu trùng giun khi vào cơ thể người sẽ hút hết các chất dinh dưỡng, làm tổn thương màng ruột. Đồng thời, khi hút máu, giun còn tiết ra chất chống đông máu làm máu chảy nhiều dẫn đến thiếu máu nặng.

Khi thiếu sắt, cơ thể không thể sản xuất đủ hemoglobin, thành phần trong các tế bào hồng cầu giúp cho quá trình vận chuyển oxy đến các tế bào của cơ thể.Vì vậy, khi cơ thể bị thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu. Nghiêm trọng hơn cả là những hệ lụy kéo theo sau đó như các hiện tượng mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, lười vận động, trí nhớ kém, mau quên, khả năng tư duy thấp, dễ buồn ngủ, thiếu tập trung ảnh hưởng đến kết quả học tập. Đây là những điều mà các bậc phụ huynh thường lơ là, chủ quan và không quan tâm đúng mực cho bữa ăn cũng như nguồn dinh dưỡng của trẻ.

Bổ sung sắt cho bạn gái tuổi dậy thì như thế nào là hợp lý?

Bổ sung chất sắt cho các bạn gái tuổi dậy thì gần như là một việc không thể nào lãng quên và cần thực hiện kịp thời. Phụ huynh cần bổ sung cho các em theo liều lượng một viên sắt mỗi tuần liên tục ba tháng rồi nghỉ, ba tháng sau tiếp tục bổ sung trong ba tháng và lặp lại chu kỳ này. Riêng trong giai đoạn “nguyệt san”, các em có thể bổ sung viên sắt mỗi ngày. Với liệu trình cách quãng này sẽ giúp tránh tình trạng ức chế hấp thu các khoáng chất khác, giảm tác dụng phụ của chất sắt khi sử dụng và gia tăng tuân thủ điều trị phác đồ bổ sung hằng ngày.

Ngoài ra, phụ huynh cũng cần lưu ý sử dụng các thực phẩm giàu chất sắt trong bữa ăn hằng ngày cho các em thông qua các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật và thực vật như thịt, cá, trứng, rau củ xanh tươi, đồng thời sử dụng nhiều trái cây giàu vitamin C giúp hấp thu tốt chất sắt. Ngoài ra phụ huynh cũng nên tẩy giun cho các em định kỳ mỗi năm 2 lần – một giải pháp giúp phòng chống bệnh thiếu máu thiếu sắt.

Nhu cầu sắt mỗi ngày ở từng độ tuổi theo Viên dinh dưỡng quốc gia


 

NHƯ Ý (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin