Dòng sự kiện:

Bật mí chế độ ăn tránh suy dinh dưỡng thai nhi

22:32 23/07/2015
Thai nhi được nuôi dưỡng bằng 100% từ khẩu phần ăn của mẹ. Nếu mẹ bầu quá lao lực, không được bồi bổ dinh dưỡng đầy đủ thai nhi bị suy dinh dưỡng rất dễ diễn ra.

Trong quá trình mang thai, thai nhi nhẹ cân được gọi là suy dinh dưỡng bào thai. Thai nhi được nuôi dưỡng bằng 100% từ khẩu phần ăn của mẹ. Nếu mẹ bầu quá lao lực, không được bồi bổ dinh dưỡng đầy đủ thai nhi bị suy dinh dưỡng rất dễ diễn ra. Dưới đây là một số điều mẹ bầu cần lưu ý.


1. Ăn quá nhiều

Mẹ ăn nhiều nhưng chưa đầy đủ các loại thực phẩm với chất lượng nguồn dinh dưỡng kém, sẽ khiến thai nhi bị thiếu đa vi chất, dẫn đến chậm phát triển. Nếu thai phụ ăn quá nhiều dẫn tới béo phì, thừa cân có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi như sinh non, tiểu đường, sinh mổ, thậm chí, thai chết lưu. Với người mẹ, việc ăn quá nhiều cũng dễ mắc các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, tiền sản giật.

2. Thiếu sắt

Trong thai kỳ, nếu không bổ sung đủ sắt thì quá trình dưỡng thai cũng không hiệu quả, trẻ sinh ra dễ bị nhẹ cân, nhiễm trùng, chỉ số thông minh thấp…

3. Ăn đêm

Theo các bác sĩ dinh dưỡng, ăn đêm không những chẳng cung cấp được chút dinh dưỡng nào cho thai nhi mà còn không có lợi cho cả người mẹ. Tốt nhất là trước khi ngủ khoảng 1 tiếng, bạn có thể uống 1 cốc sữa để ngủ ngon hơn và có lợi cho sức khỏe của mình và em bé. 

4. Bổ sung sớm canxi

Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Sử dụng sớm và quá nhiều, canxi sẽ đọng ở bánh rau, làm giảm chất lượng bánh rau, giảm sự trao đổi dưỡng chất, khiến thai kém phát triển, nhẹ cân khi sinh. Mẹ nếu uống quá nhiều canxi có thể khiến bản thân bị sỏi đường tiết niệu, sỏi thận.


5. Nhau thai kém phát triển

Cũng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Nhau thai có ảnh hưởng rất nhiều tới bào thai vì nó kiểm soát quá trình vận chuyển hormone và những dưỡng chất thiết yếu khác cho bào thai. Bánh nhau nhỏ đi làm cho quá trình vận chuyển ấy cùng các sản phẩm chuyển hóa ở bào thai bị giảm, thai nhi không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng từ mẹ nên ảnh hưởng tới sự phát triển, dẫn đến còi cọc.

6. Ăn nhiu đường

Lượng đường trong máu mẹ bầu cao có thể gây ra các tình trạng như béo phì, dị tật thai nhi, nhiễm độc thai, khó sinh… Ngoài ra, mẹ bầu có lượng đường trong máu cao thường có hệ miễn dịch kém, dễ nhiễm bệnh và nhiễm khuẩn. Vì vậy, ăn nhiều đường trong thai kỳ là một cách ăn uống không tốt. Mẹ bầu nên để ý.​

7. Ăn quá nhiu cht béo

Với một số bệnh như: ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung… dù không trực tiếp bị gây ra bởi chất béo nhưng chất béo là một tác động khiến cơ thể mắc các chứng bệnh này vì chúng kích thích tổng hợp prolactin là nguyên nhân trực tiếp gây nên các chứng bệnh ung thư trên.

Theo nhiều nhà khoa học, ung thư các cơ quan có liên quan đến đường sinh sản này có tính chất di truyền từ mẹ sang con. Do đó, mẹ tránh ăn nhiều chất béo trong thai kỳ cũng là một cách để phòng bệnh cho cả mẹ lẫn con.

8. Ung rượu bia

Trong thời gian mang thai bà bầu luôn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, buồn phiền và có thói quen xấu như uống rượu và hút thuốc.

Phòng ngừa thai nhi nhẹ cân

Để tránh tình trạng thai nhị bị thiếu dinh dưỡng, thiếu cân các mẹ bầu phải có chế độ ăn khoa học. Bên cạnh đó, chế độ nghỉ ngơi, tập luyện cũng cần phải theo chỉ định của bác sĩ.

Thông thường các mẹ bầu nên ăn nhiều bữa trong một ngày để đảm bảo lượng dinh dưỡng nuôi thai nhi.Các loại thức ăn giàu đạm như tôm, cua, trứng sữa, chỉ nên ăn từ 150 – 170g/ngày. Trong suốt thai kỳ, thai phụ chỉ nên tăng từ 9 - 14kg, mang đa thai tăng từ 15 - 20kg.
Mặt khác, các mẹ bầu nên kiểm tra thai nhi định kì và thường xuyên để biết được tình hình phát triển của bé.

 

NHƯ Ý (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin