Dòng sự kiện:

Bất ngờ với những lợi ích tuyệt vời của ngao đối với mẹ bầu và thai nhi

21:00 20/12/2015
Ngao không những an toàn mà còn rất giàu dinh dưỡng thiết yếu cực kì có lợi cho cả mẹ và bé.

 

 

 

[mecloud]tDkiXoDAsM[/mecloud]
Ngao là một thực phẩm giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe. Trong thịt ngao có đầy đủ các chất protit, gluxit, lipid, nhiều vitamin và những khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Các nghiên cứu đã chứng minh, ngao không những an toàn mà còn là thực phẩm vô cùng có lợi cho phụ nữ mang thai.

Bà bầu ăn ngao giúp da đẹp, giữ dáng và giảm stress

- Theo các nghiên cứu, ăn ngao mỗi tuần 2 lần sẽ giúp kiểm soát cân nặng. Do protein trong ngao là loại rất ít kalo, giúp ngăn ngữa béo phì ở phụ nữ mang thai. Không chỉ thế, hàm lượng vitamin A lớn chứa trong ngao giúp người mẹ có làn da khỏe mạnh.

- Khi mang thai, phụ nữ thường gặp phải tình trạng stress do sự thay đổi hoocmon. Rất nhiều ông chồng than phiền rằng phụ nữ mang thai thật “khó tính”, hay cáu gắt và thậm có thể khóc bất cứ lúc nào. Nhiều bà bầu cũng thừa nhận rằng khi mang thai họ không kiểm soát được tâm trạng, cứ buồn vui, lo âu thất thường.

Vì thế hãy ăn ngao để cải thiện tình trạng này, vì nó giúp bạn cảm thấy sảng khoái, đẩy lùi phiền muộn và bức bối. Hãy ăn ngao để luôn là một bà bầu vui vẻ.

Ngao giúp trị ho đờm an toàn cho thai phụ

- Ngao không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng chữa bệnh rất hữu hiệu. Theo Đông Y, thịt ngao có tính hàn, vị ngọt mặn, có công năng giải độc, tiêu khát, tư âm, lợi thủy, loét dạ dày hoành tá tràng, băng huyết, bỏng, trĩ. Ngoài ra còn trị được phù nước, hoàng đản, phụ nữ bị băng đới, bướu cổ, lao phổi, âm hư, hen suyễn, tiểu đường, viêm phế quản...

- Đặc biệt, với phụ nữ mang thai bị ho đờm, ngao là bài thuốc rất hữu hiệu. Hãy sử dụng ngao để chữa trị thay vì các loại thuốc tây không an toàn cho thai phụ. Cách làm đơn giản như sau: Thịt ngao 200g, gừng tươi 20g, vỏ quýt 20g, dầu ăn 50ml. Cho dầu ăn vào chảo đun đến sôi già, đổ thịt ngao vào xào tới săn, cho gừng tươi và vỏ quýt thái chỉ vào đảo cùng, sau 5 phút bắc ra ăn nóng.

Nguồn canxi thiết yếu cho bà bầu và thai nhi

- Nhu cầu canxi ở thai phụ là rất cao, nó tăng dần lên theo từng thai kì. Nếu thiếu canxi, bà bầu có thể thấy mệt mỏi, đau nhức bắp cơ, tê chân, đau lưng, đau khớp, răng lung lay, chuột rút; nặng hơn nữa thì lên cơn co giật... Đặc biệt, nó có thể gây ra các triệu chứng của tăng huyết áp thai kì, rất nguy hiểm cho mẹ và em bé.

- Canxi không những cần cho mẹ mà còn rất cần cho thai nhi. Nguồn cung cấp canxi cho con là do sự thẩm thấu canxi từ máu mẹ qua rau thai vào máu con. Nếu thiếu canxi, em bé có thể bị suy dinh dưỡng ngay khi còn trong bụng mẹ, bị còi xương bẩm sinh, biến dạng các xương gây dị hình, lùn thấp...

Có thể thấy, nhu cầu về canxi vô cùng quan trọng đối với bà bầu. Vì thế, hãy bổ sung đủ canxi để có một thai kì khỏe mạnh. Trong ngao chứa hàm lượng canxi rất cao, hãy thêm ngao cùng các thực phẩm khác vào thực đơn để phòng tránh thiếu canxi cho bà bầu.

[mecloud]OLKBY5xykU[/mecloud]

Phòng tránh thiếu sắt

- Ngao là nguồn phong phú của chất sắt, rất tốt cho phụ nữ mang thai vì họ dễ bị thiếu máu.

- Khi có bầu, nhu cầu sắt mỗi ngày tăng gấp bốn lần (60mg/ngày). Thai phụ thiếu sắt dẫn đến thai nhi có nguy cơ bị khuyết tật ống dây thần kinh. Đó là lý do bà mẹ mang thai cần thiết bổ sung sắt đầy đủ trong suốt giai đoạn thai kỳ.

- Ngao cũng giúp duy trì cholesterol khỏe mạnh trong cơ thể bà bầu. Không những thế, ngao còn giàu axit béo omega 3, rất cần thiết trong thời kỳ mang thai.

Vì vậy các mẹ bầu hãy thêm ngao vào thực đơn ngay để bổ sung thêm sắt cho cơ thể nhé.

Những lưu ý khi bà bầu ăn ngao:

- Bà bầu tuyệt đối không ăn ngao chưa nấu chín. Không chỉ ngao mà bất kỳ đồ ăn nào chưa được nấu chín cũng phải hoàn toàn tránh xa trong thời kỳ mang thai.
Ngao thường được người dân lấy từ ven biển nên dễ bị ô nhiễm bởi các chất có trong nước biển. Do đó, có thể gây hại cho phụ nữ mang thai. Ngao dễ bị nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus, có thể gây dị ứng cho bà bầu.

- Khi mua ngao, chị em nên chọn những con vỏ còn cứng và đóng chặt miệng. Dùng tay tách thử vỏ ngao, nếu có thể dễ dàng tách chúng ra tức là ngao chết. Cũng có những con ngao còn sống mà miệng của chúng lại mở ra. Lúc này, dùng tay chạm vào chúng, nếu thấy ngao di chuyển hoặc miệng khép lại, tức là ngao còn tươi sống.

Những món ngon từ ngao tốt cho bà bầu:

Bạn có thể dễ dàng chế biến rất nhiều món ngon từ ngao để thưởng thức. Thịt ngao ngọt dễ ăn, hơn nữa, có thể dùng ngao làm món  ăn vặt hoặc dùng với cơm tùy thích, thật tiện lợi phải không nào? Dưới đây là một số món ngon với ngao bà bầu có thể tham khảo:

Canh ngao thì là

Nguyên liệu:

Ngao thịt: 200g; đậu hũ non: 1 cây; cà chua: 4 trái; tỏi băm: 1/2 muỗng cà phê; thì là: một ít; hành lá: một ít; gia vị: muối, tiêu, nước mắm.

Chế biến:

- Ngao ngâm rửa sạch, tách lấy thịt. Cà chua cắt múi. Đậu hũ cắt cỡ đốt tay.

- Phi vàng tỏi cho cà chua vào xào, thấy cà chua săn mặt, cho nước vào nấu sôi.

- Cà chín, hạ lửa cho đậu hũ và ngao vào, nêm nếm canh ngao bằng muối và nước mắm vừa ăn.

- Múc ra tô cho hành lá, thì là cắt khúc vào. Rắc thêm chút tiêu lên mặt. Canh ngao thì là ăn với cơm trắng.

Ngao xào bông hẹ

Nguyên liệu:

Bông hẹ: 1 mớ, ngao: 1 kg, bột nêm, gừng (một chút xíu).

Chế biến: 

- Ngao rửa sạch, cho vào nồi luộc với vài lát gừng.

- Nước sôi, ngao chín mở miệng là được.

- Vớt ngao ra, tách bỏ vỏ lấy thịt.

- Bông hẹ nhặt bỏ rễ rửa sạch, cắt khúc.

- Đặt chảo lên bếp, đun nóng 2 thìa dầu ăn. Cho hẹ vào xào nhanh tay, thêm chút bột nêm.

- Xào vài phút rồi cho thịt ngao vào xào cùng, đảo nhanh tay, nêm nếm lại cho vừa ăn.

- Khi ngao ngấm gia vị, hẹ chín vừa tới là được, xúc ra đĩa ăn nóng với cơm.

Có thể thấy, ngao là thực phẩm giàu dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, những người có dấu hiệu của bệnh Gout, dạ dày, trẻ nhỏ, dị ứng... thì không nên ăn ngao vì có thể gây ra những rắc rối nhất định cho cơ thể và sức khỏe của mình.

Minh Châu (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Clip đang xem nhiều nhất:

[mecloud]SckgwM0KYo[/mecloud]