Bé gái nuốt cục pin vào bụng, bà nội xử lý bằng cách... cho ăn 2 bánh bao
Trường hợp bé Vi Vi 8 tuổi ở thành phổ Thanh Đảo, Trung Quốc là bài học cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc trẻ nhỏ. Bởi chỉ một phút lơ là, bé có thể nghịch ngợm và gặp phải tình huống nguy hiểm khó lường.
Cục pin ngổn ngang giữa đống thức ăn trong bụng bé gái. (Ảnh Sohu)
Được biết, vào buổi sáng khi Vi Vi đang xem ti vi cùng với bà nội, bé đã cậy nắp điều khiển TV rồi cho cục pin lên miệng. Sự việc xảy ra nhanh khiến người nhà hoảng hốt, thay vì đưa bé tới cơ sở y tế thì bà cho bé ăn hai cái bánh bao. Chờ đợi không có phản ứng, bà tiếp tục tìm cách lấy cục pin ra ngoài bằng cách cho bé uống mật ong.
Chỉ khi "hết cách" bà mới quyết định đưa bé tới bệnh viện. Tại đây các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật gấp để gắp cục pin ra khỏi cơ thể Vi Vi. Tuy nhiên, trong lúc tiến hành nội soi thì phát hiện quá nhiều thức ăn trong bụng bé, khiến quá trình lấy cục pin ra càng gặp nhiều khó khăn.
Cục pin được gắp khỏi cơ thể Vi Vi (Ảnh Sohu)
Cuộc phẫu thuật kéo dài 15 phút, rất may mắn là sức khỏe của bé vẫn ổn định, cục pin được gắp khỏi đống thức ăn một cách an toàn. Sau sự cố, người bà cho biết mình rất hối hận vì mất cảnh giác trong lúc trông cháu và thiếu hiểu biết về cách xử lý khi trẻ nuốt dị vật.
Xử lý thế nào khi trẻ bị hóc hoặc nuốt dị vật:
Cần giữ bình tĩnh, tránh cố gắng móc dị vật ra khỏi miệng trẻ vì chưa chắc lấy ra được mà có khi đẩy vào sâu hơn. Hơn nữa, việc móc họng có thể dẫn đến nôn ói, trẻ hít sặc lại chất ói lại càng nguy hiểm hơn.
Nếu trẻ vẫn tỉnh táo, hồng hào, không khó thở, vẫn khóc được nói được thì giữ nguyên tư thế ngồi, nhanh chóng mang đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, nếu đúng dị vật đường thở sẽ lấy ra.
Nếu trẻ có biểu hiện tím tái, khó thở nặng, ngưng thở, không khóc được, không nói được thì sau khi gọi xe cấp cứu, cần phải tiến hành thủ thuật can thiệp kịp thời trong thời gian đợi xe tới.
Nếu trẻ dưới 3 tuổi gặp phải tình huống này, người lớn nên lập tức ôm trẻ hướng mặt xuống đất, để trẻ nằm trêm đầu gối, vỗ lên lưng trẻ 1-5 lần, sau đó quan sát xem trẻ có nôn ra dị vật hay không.
Nếu trẻ không nôn được ra thì lật trẻ lên, dùng hai đầu ngón tay đặt vào phía trên rốn trẻ, ép lên trên cho đến khi trẻ nôn ra.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Video 2 em bé giành ti nhau khiến dân mạng cười "vỡ bụng"
- Em bé giải thích cho bố mẹ muốn ly dị cực dễ thương
- Mua quà tặng bé giá giảm giá tới 50% dịp 1/6
- 5 cách giúp bé giảm ngứa, sưng tấy sau khi bị muỗi đốt
- 9 mẹo giúp bé giảm đau khi mọc răng hiệu quả
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua