Bé trai 10 tuổi nhảy từ tầng 14 xuống đất tự tử, nguyên nhân khiến cha mẹ phải nhìn lại mình, nhất là khi vừa bắt đầu năm học mới
Sáng ngày 1/9, Tiểu Lạc (10 tuổi) đến từ thành phố Lạc Dương, Trung Quốc, đã gieo mình từ tầng 14 bởi em chưa hoàn thành bài tập về nhà dịp hè giáo viên giao khi ngày khai giảng đã cận kề. Khi người dân phát hiện, Tiểu Lạc đã nằm bất động trên nền đất lạnh lẽo.
Người dân lân cận cho biết, Tiểu Lạc là cậu bé ngoan và ít nói. Mọi người bàng hoàng và không thể tin Tiểu Lạc từ bỏ mạng sống khi tuổi đời của em còn quá nhỏ.
Độ tuổi của Tiểu Lạc rất ngây thơ và thuần khiết như trang giấy trắng, việc chưa hoàn thành bài tập về nhà dịp hè đối với em là một chuyện rất nghiêm trọng, mọi người thương xót Tiểu Lạc và họ bắt đầu đặt câu hỏi: Nền giáo dục quá khắt khe hay trẻ em bây giờ yếu đuối không thể chịu nổi áp lực học hành?
Dân mạng đồng loạt bày tỏ suy nghĩ về hành động của Tiểu Lạc khi em gieo mình từ tầng 14
Ngụy Châu: "Tôi nhớ khi còn học lớp 3, lớp 4, tôi đã phải thức đến tận khuya để hoàn thành bài tập, có lúc tôi đã khóc vì không thể chịu nổi áp lực học hành".
Lý Nghĩa: "Tôi cũng từng là một đứa trẻ như Tiểu Lạc, chỉ có điều tôi không hành động dại dột như em ấy".
Bảo Bảo: "Tôi cảm thấy học sinh và phụ huynh bây giờ thật tội nghiệp, học sinh phải học trước mới có thể theo kịp bạn bè và bài vở trên trường, phụ huynh phải chạy ngược chạy xuôi cho con vào trường điểm, đây là sự thất bại của nền giáo dục".
Cheng_jacky: "Tôi nghĩ tâm lý của lứa trẻ bây giờ quá yếu đuối, chúng ta hãy nhìn ra thế giới bên ngoài, trẻ em nước ngoài có nhảy lầu vì áp lực học hành không? Trường hợp như vậy rất hiếm khi xảy ra ở nước ngoài".
Gia Huy: "Em ấy còn quá nhỏ, hơn nữa không biết cách giải tỏa áp lực nên mới có suy nghĩ tiêu cực, đau lòng nhất vẫn là cha mẹ".
Không thể phủ nhận bài tập về nhà chính là cơn ác mộng của nhiều thế hệ học sinh và Tiểu Lạc không phải là trường hợp duy nhất tìm cách từ bỏ sinh mệnh vì áp lực học hành.
Tháng 8/2017, tại thị trấn Nam Thông, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, một học sinh 12 tuổi đã nhảy lầu trong đêm, người dân ở khu chung cư Dịch Gia Kiều đã phát hiện em nằm trên vũng máu cạnh một chiếc xe đậu qua đêm ở phía dưới tòa nhà 5 tầng, trên nóc xe còn có dấu vết bàn tay của em.
Những người biết chuyện kể, cha mẹ em làm nghề buôn bán dược liệu, thường ngày yêu cầu con rất nghiêm khắc trong chuyện học tập, nghỉ hè cũng ra nhiều bài tập bắt con làm, không được nghỉ ngơi, vui chơi, không chịu nổi áp lực nên em đã tìm đến cái chết để giải thoát bản thân.
Sau đó, trên mạng xuất hiện một bức ảnh được cho là chụp di thư của cô bé 12 tuổi khiến mọi người xúc động và phải suy nghĩ. Thư viết: "Con hận ba mẹ. Con muốn tự sát, đừng cứu con. Ngày nào con cũng phải làm bài tập. Con chết rồi, nhưng không sao, còn có em trai để kế nghiệp gia đình. Con không phải giãy giụa trong đống bài tập ấy nữa. Hãy chăm sóc tốt em trai, coi nó như con vậy. Hãy xé bỏ đống bài tập của con…". Phía trên bức thư, có đôi dòng viết thêm: "Khi mọi người nhìn thấy thư này thì con đã nhảy lầu từ cửa sổ".
Theo các chuyên gia tâm lý, tình trạng tự tử học đường có nhiều nguyên nhân, trong đó có phần do áp lực học tập, cuộc sống gia đình, mâu thuẫn với bạn bè, tâm lý tuổi mới lớn. Những vụ việc xảy ra trong thời gian qua cho thấy vì tâm lý tuổi mới lớn bồng bột, cộng thêm bố mẹ không hiểu tâm tư, cảm xúc, đặt quá nhiều kỳ vọng vào con. Các bậc cha mẹ đưa ra mục tiêu con phải học thật giỏi, vào trường tốt, không đạt được như kỳ vọng thì quay sang trách móc, khiến trẻ bị sốc tâm lý, nảy sinh ý nghĩ dại dột.
Bố mẹ nên làm thế nào duy trì tâm lý tích cực cho con trước áp lực học hành?
1. Bố mẹ nên làm gương cho con noi theo
Bố mẹ là giáo viên đầu đời của trẻ, cử chỉ và hành vi của bố mẹ sẽ tác động đến tiềm thức của trẻ, trẻ thích bắt chước người lớn và bố mẹ là hình mẫu để trẻ noi theo, bố mẹ phải luôn cẩn trọng hành vi và cử chỉ, tránh tạo ảnh hưởng không tốt đối với trẻ, hãy tạo môi trường phát triển tâm lý lành mạnh và tích cực cho trẻ.
2. Gia tăng tình cảm khăng khít giữa bố mẹ và con
Tâm lý của trẻ bất ổn đa phần là do thiếu sự gắn kết với bố mẹ. Bố mẹ bận rộn nên thường bỏ bê cảm xúc của trẻ, khi trẻ không cảm nhận được sự yêu thương và quan tâm đúng mức của bố mẹ, tâm lý của trẻ sẽ bất an và không được thỏa mãn. Bố mẹ nên dành thời gian ở bên trẻ, hiểu điều trẻ muốn, giúp trẻ cảm nhận và trưởng thành trong tình yêu thương của bố mẹ.
3. Giúp con nâng cao ý thức về bản thân
Ý thức về bản thân và năng lực chính là thước đo khỏe mạnh về tâm lý, thời thơ ấu là giai đoạn quan trọng hình thành nên tính cách của trẻ, trực tiếp ảnh hưởng đến hiện tại và tương lai của trẻ, bố mẹ nên dạy trẻ nhận thức được bản thân, nhận ra ưu điểm của trẻ và giúp trẻ hướng theo những phẩm chất tốt đẹp.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Muốn con học giỏi ngay từ nhỏ cha mẹ đừng quên dạy con 7 điều này!
- 10 giai đoạn trẻ thường bộc lộ khả năng thông minh, cha mẹ không được quên
- Trẻ sẽ sống trong sợ hãi nếu cha mẹ thường xuyên có thói quen dọa nạt
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua