Trẻ sẽ sống trong sợ hãi nếu cha mẹ thường xuyên có thói quen dọa nạt
Chị Trần Thị Huyền Như (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ với Stylenews: “Tôi có một bé năm nay 3 tuổi, tính con hơi nhút nhát. Tôi phát hiện ra cháu rất sợ ma, mỗi lần vào phòng là cháu không dám đi một mình mà phải kè kè một ai khác thì mới dám vào. Cháu muốn vào WC nhưng sợ nên phải chờ người bật điện cho. Nếu không có ai thì cháu nhịn luôn chứ nhất định không chịu vào một mình.”
Chị lo lắng rằng nếu kéo dài tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của con. Chị đã nhiều lần động viên, thậm chí cứng rắn với con nhưng kết quả vẫn không khả quan.
Theo các chuyên gia, sợ hãi là bản chất tự nhiên của trẻ. Trong mỗi giai đoạn phát triển, trẻ em có những nỗi sợ đặc trưng cho từng lứa tuổi, mức độ phát triển tâm lý.
Đối với trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thường, sự sợ hãi là phản ứng tự nhiên trong nhận thức thế giới xung quanh. Song ở những trẻ nhạy cảm, nỗi sợ hãi có thể biến dạng và gắn chặt trong tâm trí chúng.
Chị Huyền Như cho biết chị đã tham khảo ý kiến của các bà mẹ có kinh nghiệm và bác sĩ. Chị dần dần trở nên bình tĩnh và đồng cảm với con hơn. Theo chị, bố mẹ tuyệt đối không được thờ ơ vì nỗi sợ kéo dài có thể khiến con gặp các bệnh về tâm lý.
Để giúp con vượt qua nỗi sợ, chị đã phải kiên trì một thời gian dài mới thành công. Bé của chị bây giờ không sợ ma mà còn tự tin hơn, không còn nhút nhát như trước.
Đa số nỗi sợ của trẻ là do đặc điểm lứa tuổi và dần sẽ qua, nhưng những nỗi sợ này có lưu lại lâu dài hay không, có trở thành nỗi ám ảnh hay không lại tùy thuộc vào cha mẹ.
Trẻ con thường thích vẽ và sáng tạo. Phụ huynh có thể để cho trẻ chơi, tạo không khí thân mật. Sau đó, chuyển sang nói chuyện với con nhiều hơn.
Tiếp theo, cha mẹ có thể đề nghị trẻ vẽ điều đang làm con sợ. Không phải trẻ có thể ngay lập tức vẽ, cha mẹ nên kiên trì trong vài ngày.
Sau khi con vẽ, hãy đề nghị trẻ kể về những gì khiến trẻ lo lắng. Đừng quên nắm chặt tay con để con có cảm giác an toàn.
Cha mẹ cần khen ngợi vì trẻ đã mạnh dạn lên tiếng, tặng con đồ chơi, nhấn mạnh những nỗi sợ đều có thể vượt qua được. Hình vẽ có thể loại bỏ những nỗi sợ có nguồn gốc là sự tưởng tượng.
Nhiều bậc cha mẹ hiện nay quá bận rộn và không có nhiều thời gian quan tâm đến con cái. Nỗi sợ hãi nếu không được khắc phục sẽ lớn lên và theo trẻ đến cả khi trưởng thành.
Trần Vương Anh (Học viện Báo chí Tuyên truyền) chia sẻ với Stylenews: “Quả thực mình cũng hơi xấu hổ khi đến tận bây giờ vẫn còn sợ ma. Tuy nhiên, nó giống như một ám ảnh tâm lý từ khi mình còn nhỏ và theo mình ngay cả khi mình đã lớn”.
Nhiều phụ huynh có thói quen dọa con để bé nghe lời như: “Ăn cơm đi không ma bắt”. Đây chỉ là lời nói vô tình của người lớn nhưng có thể lại những nỗi sợ trong tâm trí con trẻ.
Những nỗi sợ của trẻ một khi tích tụ quá lâu có thể gây ra bệnh trầm cảm, làm trẻ tự ti và nhút nhát hơn bạn cùng trang lứa.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Con không chịu mặc đồng phục đến lớp, cha mẹ xử lý thế nào?
- Cha, mẹ thông thái sẽ luôn `nằm lòng` những quy tắc dạy con này
- Những dấu hiệu bất thường ở trẻ khi bắt đầu đi học, cha mẹ nên cẩn trọng
- Những câu nói của cha mẹ sẽ giúp con hạn chế nói dối
- Bỏ quy định cha mẹ phải khai số chứng minh thư trên đơn thuốc của trẻ
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua