Bé trai 2 tuổi bị tàu điện trò chơi tông tử vong
Chiều 30-1 (mùng 3 Tết Đinh Dậu), một bé trai 2 tuổi ở Bắc Ninh được chuyển đến Khoa Cấp cứu-Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) trong tình trạng chấn thương sọ não, đa chấn thương.
Theo các bác sĩ, bệnh nhi được người thân đưa đi chơi ở sân đình làng, nơi có trò chơi tàu điện. Chỉ một chút sơ sểnh của người nhà, cháu bé chạy tới, đứng sát đường ray điện và bị tàu điện trò chơi tông thẳng vào người. Mặc dù được sơ cứu rồi chuyển đến Bệnh viện Việt Đức ngay sau đó và được các y bác sĩ tận tình cứu cứu nhưng bé đã không qua khỏi.
Theo điều dưỡng Nguyễn Ngọc Thực, Khoa Cấp cứu-Bệnh viện Việt Đức, bệnh viện từng tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ nhỏ bị tai nạn do bất cẩn của người lớn. “Đây là bài học đau xót cho người lớn về việc trông trẻ cũng như cảnh báo về sự an toàn của các khu vui chơi trong khu dân cư. Chỉ cần sơ sẩy là trẻ em có thể bị tai nạn bất cứ lúc nào, chỗ nào”-điều dưỡng Thực lưu ý.
Nhiều tai nạn thương tâm xảy ra trong những ngày nghỉ Tết.
Cũng theo thống kê tại Khoa Cấp cứu-Bệnh viện Việt Đức ngày 30-1, trong ngày tại khoa đã tiếp nhận hơn 70 ca cấp cứu do tai nạn các loại, đa số là tai nạn giao thông. Tính từ 25-1 đến 30-1 (28 tháng chạp đến mùng 3 Tết), bệnh viện đã tiếp nhận 800 ca cấp cứu, trong đó riêng tai nạn giao thông là 422 ca, tai nạn sinh hoạt là 36 ca và các tai nạn, khám cấp cứu khác. Tính riêng các ca chấn thương sọ não là 192 ca, trẻ em từ 14 tuổi trở xuống là 95 ca. Trong 5 ngày nghỉ Tết vừa qua đã có 21 ca tử vong và xin về vì chấn thương quá nặng.
Theo các bác sĩ, các ca bị chấn thương sọ não thường không đội mũ bảo hiểm. Cùng đó, chiếm một tỉ lệ lớn bệnh nhân nhập viện hoặc được chuyển đến trong tình trạng “nồng nặc” mùi rượu bia. Trong những ngày Tết Nguyên đán, mặc dù các phòng mổ của bệnh viện đã phải chạy hết công suất mà bệnh nhân vẫn phải xếp hàng chờ mổ. “Kinh nghiệm cũng cho thấy, càng ngày cuối dịp nghỉ Tết, lượng người tham gia giao thông càng gia tăng nên nguy cơ tai nạn giao thông cao hơn. Do đó, rất mong vài ngày tới, người dân cẩn trọng hơn khi di chuyển”- điều dưỡng Thực nói.
Cũng trong 3 ngày Tết (từ 30 đến sáng mùng 3 Tết), Khoa Cấp cứu-Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận 260 bệnh nhân nặng, phải điều trị tích cực. Trong đó có đến 60 ca xuất huyết đường tiêu hoá. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau bụng, nôn ói ra máu hoặc đi ngoài ra máu (phân đen). Cùng đó, số bệnh nhân nặng phải cấp cứu là đột quỵ cũng tăng đáng kể so với ngày thường.
Theo các bác sĩ, bệnh nhân chủ yếu trên 50 tuổi, có tiền sử huyết áp cao. Tuy nhiên, ngày Tết bận rộn hoặc chủ quan nên nhiều người quên uống thuốc kiểm soát huyết áp. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống nhiều chất béo, uống nhiều rượu, ít vận động khiến cho huyết áp tăng, dẫn đến đột quỵ.
Người lao động
Nguôn: Gia đình Việt Nam
- Bé sơ sinh 4 ngày tuổi tử vong vì sưởi ấm bằng than
- 2 học sinh tử vong vì bệnh bạch hầu, Bộ Y tế khuyến cáo khẩn
- Cà Mau: Bé gái 7 tuổi tử vong sau khi tiêm kháng sinh
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua