Bé trai nôn ra máu vì ăn kem không kiểm soát ở Trung Quốc
Mùa hè thời tiết nóng nực, mọi người thường thích uống nước đá hay ăn kem để giải nhiệt, làm dịu cơn khát. Thói quen này dù không hoàn toàn sai nhưng không phải bất cứ ai và bất cứ thời điểm nào cũng có thể ăn uống đồ lạnh.
Cậu bé Lele, 7 tuổi ở tỉnh An Huy (Trung Quốc) sau khi chơi đùa ngoài trời nắng vì quá khát và nóng bức nên trên đường về nhà đã mua liền 3 que kem để “giải nhiệt”. Tuy nhiên sau khi ăn xong, cậu bắt đầu đau bụng dữ dội, nôn ra máu và phải nhập viện khẩn cấp.
Cha mẹ cậu bé ngay lập tức đưa em tới bệnh viện nhi ở địa phương. Tại đây các bác sĩ kiểm tra và phát hiện cậu bé có một lỗ thủng nhỏ khoảng 1cm trong dạ dày, bị vỡ động mạch và xuất huyết dạ dày.
Tình trạng xuất huyết nghiêm trọng tới mức trong vòng 24 tiếng, cậu bé đã phải truyền tới 8000ml máu, tương đương 5 lần số máu lưu thông trong toàn cơ thể. Sau nhiều giờ nỗ lực cứu chữa, cậu bé đã qua khỏi cơn nguy kịch. Các bác sĩ cho biết chính việc ăn quá nhiều kem đã làm xói mòn niêm mạc và gây chảy máu trong.
Cha mẹ cậu bé rất hối hận khi đã để con tự ý mua kem, không ngăn cản kịp thời dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.
Tại sao đồ ăn lạnh có nhiều tác hại đến cơ thể?
Dịch vị dạ dày của cơ thể có chứa các axit và enzyme giúp tiêu diệt vi khuẩn xâm nhâp vào đường tiêu hóa và thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn. Các enzyme này đều hoạt động ở một nhiệt độ thích hợp.
Khi ăn một lượng lớn thực phẩm lạnh trong mùa hè sẽ làm giảm nhiệt độ trong dạ dày, giảm lượng dịch tiêu hóa, ảnh hưởng đến sự bài tiết acid dạ dày và enzyme, từ đó cũng gây ảnh hướng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.
Điều này sẽ làm giảm sự thèm ăn, gây nhiễm trùng đường ruột và đau bụng. Các triệu chứng dễ gặp nhất chính là tiêu chảy và sốt.
Ăn nhiều thực phẩm lạnh cũng có thể gây co thắt đột ngột các mạch máu ở đường tiêu hóa, giảm lưu lượng máu và rối loạn chức năng sinh lý bình thường của đường tiêu hóa. Hơn nữa, nó có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày cấp tính. Trường hợp nhẹ thì gây viêm dạ dày cấp tính, nặng hơn nó có thể gây ra chảy máu và thậm chí thủng đường tiêu hóa.
Những lưu ý mẹ cần biết khi cho trẻ ăn kem
Trước 4 tuổi cha mẹ không nên cho con ăn kem
- Trước 4 tuổi cha mẹ không nên cho con ăn kem, và tuyệt đối không cho con ăn kem khi con dưới 1 tuổi. Vì kem thường trơn và cứng, đối với bé còn nhỏ sẽ dễ bị mắc họng dẫn đến nguy cơ ngạt thở.
- Thói quen mút kem của các bé còn khiến răng bị hỏng, gây xói mòn men răng. Đây cũng là nguyên nhân khiến cha mẹ không nên cho con ăn kem sớm.
Chỉ nên cho trẻ ăn kem mềm
- Đối với những trẻ từ 5 – 8 tuổi, chỉ nên ăn kem mềm để bảo vệ men răng.
- Kem mềm là một thực phẩm chế biến từ sữa và chứa ít nhất 5% chất béo. Với 2 viên kem mềm sẽ cung cấp một lượng calci và protein tương đương 1 ly sữa.
Không nên ăn kem buổi tối
- Tốt nhất cha mẹ chỉ nên cho trẻ ăn kem vào bữa tráng miệng hoặc bữa xế. Điều này sẽ giúp trẻ vệ sinh răng miệng được kĩ hơn.
- Nếu cho trẻ ăn kem vào buổi tối, khi đi ngủ trẻ có thể quên đánh răng và đi ngủ luôn. Lâu dần sẽ dẫn đến sâu răng.
Không nên cho trẻ ăn kem bày bán ở vỉa hè
- Những cây kem được bày bán ở vỉa hè, không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn cho trẻ.
- Bên cạnh đó, màu sắc, hương vị của chúng được pha trộn từ nhiều chất khác nhau và chưa qua kiểm chứng. Sẽ rất nguy hiểm cho các bé, khi dùng phải những cây kem này.
Cách ăn uống đồ lạnh đúng cách
1, Nhiệt độ đồ uống tốt nhất là từ 30-32 độ C
Nhiệt độ của đồ uống tốt nhất là từ 30-32 độ C, gần với nhiệt độ cơ thể. Đồ uống đá chỉ nên uống khoảng 100ml là thích hợp, tránh uống rượu nếu không nó sẽ gây ra một sự sụt giảm đột ngột ở nhiệt độ bề mặt của dạ dày, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đường tiêu hóa.
2, Không nên ăn uống đồ lạnh trước và sau bữa ăn
Không nên ăn uống đồ lạnh ngay trước hoặc sau bữa ăn để không ảnh hưởng đến sự thèm ăn và tiêu hóa thức ăn. Khi chúng ta ăn, phần lớn máu tập trung vào các cơ quan tiêu hóa như dạ dày.
Nếu ăn đồ lạnh sau đó ăn cơm, các mạch máu trong dạ dày bị hạn chế, chức năng tiêu hóa bị đình chỉ, và thời gian thức ăn được gửi từ dạ dày đến ruột non bị trì hoãn, gây đầy hơi và khó tiêu. Do đó, bạn có thể ăn đồ uống lạnh trong thời gian giữa các bữa ăn.
3, Tiêu thụ vừa phải đồ ăn, thức uống lạnh
Nếu bạn ăn quá nhiều thức ăn lạnh, cơ thể bạn sẽ không thể chịu được. Chỉ nên ăn tối đa một que kem mỗi ngày và uống khoảng 100ml nước lạnh mỗi lần.
4, Tránh uống nhiều nước lạnh sau khi tập thể dục
Sau khi tập thể dục, nhiệt độ cơ thể tăng lên. Nếu đồ uống lạnh được tiêu thụ vào lúc này sẽ dẫn tới đau bụng, tiêu chảy, ho và các triệu chứng khác.
5. Tránh đồ lạnh không hợp vệ sinh
Chọn đồ ăn, thức uống lạnh đảm bảo hợp vệ sinh để tránh vi khuẩn như E. coli hay các chất phụ gia thực phẩm,… gây nguy hiểm cho cơ thể và thậm chí gây ngộ độc thực phẩm. Tốt nhất là không nên dùng đồ uống và kem được phục vụ bên lề đường với các chất tạo màu và hóa chất.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Bé trai 3 tuổi sinh ra không có đôi mắt: 'Cháu muốn được nhìn thấy cha mẹ'
- Bé trai 3 tuổi bị chó đẻ của trường mầm non cắn nhập viện
- Bé trai Lào 5 tuổi bị đoạn kim sắt dài 5 cm đâm xuyên cơ tim
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua