Bé trai sẽ chết nếu bị cảm lạnh vì mắc bệnh hiếm
Sebastian Romero, 10 tháng tuổi, sống ở Mỹ, được chẩn đoán mắc bệnh suy giảm miễn dịch kết hợp nặng (SCID) từ khi được vài tuần tuổi. Đây là bệnh di truyền hiếm gặp. Bé trai này không có hệ thống miễn dịch, phải ở trong nhà để tránh nhiễm khuẩn và đi khám bác sĩ liên tục.
Khi được vài ngày tuổi, Sebastin được bác sĩ phát hiện số lượng tế bào T và B thấp bất thường. Tế bào T và B có chức năng nhận biết vi trùng thâm nhập và nhanh chóng nhân lên để chống lại các vi trùng này, ngăn chặn nhiễm khuẩn.
Tỷ lệ bệnh nhân mắc căn bệnh hiếm này là 1/40.000-75.000 trẻ. Căn bệnh do đột biến trên nhiễm sắc thể X, chỉ xảy ra ở bé trai. Theo các bác sĩ, số lượng tế bào T bình thường trong cơ thể từ 500-1.200/milimetric khối.
Cơ thể Sebastian đang xây dựng một hệ thống miễn dịch mới sau khi được ghép tủy. Ảnh: Daily Mail.
Cha mẹ của Sebastian phải khử trùng toàn bộ nhà, lắp 5 bộ lọc không khí và để cậu bé ở trong một phòng cách ly. Trong 3 tháng đầu đời, Sebastian và mẹ sống cách ly với gia đình, còn cha chăm sóc Kalya, 5 tuổi và Abraham, 8 tuổi. Để phòng nhiễm khuẩn cho Sebastian, người mẹ chỉ ra khỏi phòng để lấy đồ ăn và không dám ôm các con lớn.
Hiện, ghép tủy là cách duy nhất để chữa căn bệnh SCID mà Sebastian mắc phải. Tuy nhiên, việc có được người hiến tủy phù hợp không hề đơn giản. Theo các bác sĩ, nếu trẻ được ghép tủy trong 3 tháng đầu, tỷ lệ thành công là 90%. Tuy nhiên, nếu trẻ được ghép sau 3 tháng, tỷ lệ thành công còn 50%, do cơ thể đã tiếp xúc với vi khuẩn. Qua xét nghiệm, người mẹ có tủy phù hợp để ghép cho Sebastian.
Trước khi ghép tủy, cậu bé đã trải qua 10 ngày hóa trị nhằm loại bỏ tất cả tế bào máu có hại. Ca ghép tủy đã diễn ra thành công nhưng phải mất tới 2 năm để cơ thể bé trai này có thể xây dựng hệ thống miễn dịch mới.
Qua kiểm tra sau ghép tủy, số lượng tế bào T trong cơ thể Sebastian đã tăng lên 437, và có 36 tế bào B. Các bác sĩ cho biết Sebastian phải có ít nhất 600 tế bào T mới có thể được ra ngoài.
Căn bệnh SCID được biết đến từ những năm 1970 và 1980, khi cậu bé David Vetter, Mỹ, sống 12 năm trong một chiếc bong bóng nhựa vô trùng. Sau đó, cậu bé này được ghép tủy nhận từ em gái nhưng cơ thể đã thải ghép. Vetter qua đời do mắc căn bệnh tăng bạch cầu đơn nhiễm khuẩn.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thai phụ mang bụng bầu hình trái tim cảnh báo bệnh nguy hiểm
- 9 vị trí đau trên cơ thể cảnh báo bệnh nguy hiểm bạn đừng chủ quan
- Hơn 10 loại bệnh nguy hiểm 'trực chờ' tấn công bạn nếu lười ăn rau
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua