Bệnh chân tay miệng thường tập trung ở lứa tuổi nào?
Bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Khi hệ đề kháng của các bé còn yếu. Cao điểm của bệnh thường từ tháng 8 đến tháng 11. Theo đánh giá của Cục Y tế dự phòng, tỉ lệ trẻ lớn tử vong do bệnh tay chân miệng đến nay vẫn thấp hơn nhiều so với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi (2 trẻ tử vong/800 trẻ mắc bệnh, chiếm tỉ lệ 0,25%). Trường hợp bị bệnh tay chân miệng sẽ khỏi nếu căn nguyên gây bệnh bắt nguồn từ coxsackievirus (A16), nhưng nếu do nhiễm enterovirus 71 (EV71), trẻ sẽ có biểu hiện nặng hơn, có thể bị biến chứng viêm màng não, viêm cơ tim cấp, viêm phổi.
Hầu hết người lớn được miễn dịch nhưng những trường hợp thanh thiếu niên và người trưởng thành bị nhiễm vi rút cũng không phải là hiếm. Trẻ emcó nguy cơ lây nhiễm vi rút và mắc bệnh cao hơn vì các em có khả năng đề kháng và miễn dịch yếu hơn người lớn.
Hiện chưa có văcxin và thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh tay chân miệng. Bệnh chủ yếu lây lan qua tiếp xúc với dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng, phân nhiễm virut nên biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất vẫn là vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng cho cả trẻ em và người chăm sóc trẻ (phụ huynh, giáo viên), nhất là khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ, cho trẻ ăn.
Trẻ càng nhỏ thì các triệu chứng càng nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, tất cả những ai chưa từng mắc bệnh đều có nguy cơ lây nhiễm khi tiếp xúc với các dụng cụ hoặc bề mặt bị nhiễm vi rút do người bệnh chạm vào, nhưng không phải ai bị nhiễm vi rút cũng có biểu hiện của bệnh.
Khác với các loại virut khác. Phụ nữ mang thai cần phòng tránh bệnh, không nên tiếp xúc gần gũi với người nhiễm bệnh bởi có khả năng lây nhiễm và truyền vi rút sang cho con ngay trước khi sinh hoặc trong khi sinh. Điều đáng lưu ý là một người có thể nhiễm bệnh tay chân miệng nhiều lần do mỗi lần nhiễm bệnh, cơ thể chỉ tạo ra kháng thể với một loại vi rút nhất định. Do đó dù đã từng nhiễm, người bệnh vẫn có thể mắc bệnh trở lại nếu bị nhiễm vi rút khác thuộc nhóm Enterovirus.
Khi bị bệnh người bệnh nên uống nhiều nước và có thể dùng thuốc để điều trị triệu chứng như hạ sốt hay giảm đau do các vết loét.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Trường mầm non phải đóng cửa vì bệnh chân tay miệng
- Sai lầm của cha mẹ dễ khiến con bị biến chứng tay chân miệng
- Con gặp nguy hiểm vì cha mẹ nhầm bệnh tay chân miệng với dị ứng da
- Cách phòng chống bệnh tay chân miệng mẹ nhất định cần phải biết
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua