Sai lầm của cha mẹ dễ khiến con bị biến chứng tay chân miệng
Đừng để những sai lầm của người mẹ làm nguy cơ bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Các chuyên gia cho biết, khi bị tay chân miệng, trong miệng các em sẽ mọc các nốt phỏng. Trẻ bị đau, vì thế dẫn đến tình trạng bỏ ăn, không cho cha mẹ vệ sinh răng miệng dẫn đến nguy cơ bị bội nhiễm viêm nha chu, nấm miệng…
Các bệnh có khả năng gia tăng hơn khi cho các cháu vệ sinh răng miệng không đúng cách, bố mẹ làm trượt vỡ các nốt phỏng, làm vết loét thêm nặng thêm.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, chỉ nên vệ sinh cho trẻ bằng nước muối sinh lý, xúc miệng cho trẻ sau bữa ăn, trước khi đi ngủ, sau khi ngủ dậy. Khuyến khích trẻ uống nước nhiều, xúc miệng nước muối. Bằng cách này sẽ không gay nguy hiểm mà vẫn làm sạch răng miệng.
Ảnh minh họa từ Internet
Ủ ấm con quá mức
Bố mẹ chỉ nên cho trẻ uống hạ sốt khi bé sốt trên 38,5 độ C. Đặc biệt, khi trẻ sốt, phụ huynh cần phải cho con ở nơi thông thoáng, mặc đồ rộng rãi. Nhiều người ủ ấm quá mức khiến trẻ ra mồ hôi càng làm tình trạng nặng hơn.
Lạm dụng truyền nước
Viện Dinh dưỡng khuyến cáo các bậc phụ huynh không nên lạm dụng truyền dịch cho trẻ. Biện pháp này chỉ áp dụng khi trẻ có những biểu hiện mất nước nặng như nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao và phải theo chỉ định của bác sĩ.
Đối với trẻ mắc bệnh ở thể nhẹ, điều trị tại nhà, gia đình nên cho bé uống nhiều nước trái cây như cam, bưởi... để bổ sung vitamin C, nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra, các loại quả có màu đỏ, màu vàng như nước ép cà rốt, cà chua, dưa hấu… rất giàu vitamin A - một trong những vitamin rất quan trọng tăng cường hệ miễn dịch, làm lành nhanh các vết tổn thương.
Khi bị tay chân miệng, cha mẹ nên bổ sung kẽm - một vi chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể - giúp con nhanh khỏi. Kẽm có nhiều nhất trong các thực phẩm như hải sản, bao gồm hầu, ngao, hoặc các thực phẩm hàng ngày như lòng đỏ trứng, thịt gà… Bố mẹ nên chế biến thành các món cháo, súp cho bé dễ ăn.
Cách ly trẻ với trường lớp
Khi phát hiện trẻ bị tay chân miệng, cần cho trẻ cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác gây bùng phát dịch.Virus gây bệnh tay chân miệng có thể lây nhiễm từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt, chất dịch từ mụn nước, hoặc phân của người bị nhiễm bệnh.
Trẻ mắc bệnh từ đôi tay của cha mẹ
Khi chăm sóc cho con trẻ, cha mẹ cũng vô tình cũng mang virus gây bệnh. Nhưng người lớn không phát bệnh, vì thế chỉ rửa tay cho trẻ con là chưa đủ, người lớn cũng cần rửa sạch tay vớ i xà phòng, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Nên vệ sinh sạch sẽ cả thau chậu tắm giặt, ngừa virus bám lại trên tay và gây bệnh cho trẻ nhỏ. Đặc biệt là những người trông trẻ, giáo viên ở các trường học càng cần chú ý hơn.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Con gặp nguy hiểm vì cha mẹ nhầm bệnh tay chân miệng với dị ứng da
- Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống dịch tay chân miệng
- Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ và cách phòng tránh
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua