Bệnh cúm mùa hoành hành, hàng trăm bệnh nhi phải nhập viện ở Hà Nội
Thời gian vừa qua, thời tiết miền Bắc liên tục thay đổi thất thường khiến nhiều trẻ phải nhập viện vì các bệnh liên quan đến đường hô hấp, tiêu hóa. Đặc biệt, tại Bệnh viện Nhi Trung ương số bệnh nhi đến khám và được chẩn đoán mắc bệnh cúm mùa có chiều hướng gia tăng.
Thống kê trong vòng 2 tuần trở lại đây cho thấy, đã có hơn 300 bệnh nhi được chẩn đoán mắc bệnh cúm mùa, trong đó hơn 100 trường hợp phải nhập viện điều trị, có bệnh nhi bị biến chứng viêm phổi, viêm phế quản…
Ghi nhận tại khoa Truyền nhiễm (BV Nhi Trung ương), có gia đình cả hai con nhỏ đều phải nhập viện đều trị do mắc cúm mùa.
Chị Nguyễn Thanh M. (Hà Đông, Hà Nội), gương mặt hốc hác, ánh mắt đỏ hoe sau 5 hôm chăm 2 con nhỏ ở viện. Cả hai con chị ban đầu chỉ có dấu hiệu ho, sau đó sốt cao, co giật, dù đã uống thuốc nhưng không đỡ, vì thế chị phải cho con nhập viện và được chẩn đoán mắc bệnh cúm mùa.
“Lúc đầu là bé lớn bị cúm, rồi đến 2 bé nhỏ 4 tuổi và 8 tháng tuổi cũng mắc cúm mùa theo chị. May bé lớn nhất sức đề kháng tốt nên không sao, còn hai bé nhỏ sức đề kháng kém, sốt cao, co giật liên tục nên tôi phải cho vào viện điều trị, đến nay đã 5 ngày mà vẫn chưa khỏi”, chị M. chia sẻ.
Một trường hợp khác là bệnh nhi Nguyễn Minh H. (14 tháng tuổi, ở Điện Biên) cũng tình trạng sốt liên tục, đã được điều trị 1 tuần tại y tế cơ sở nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm. Gia đình chuyển cháu lên bệnh viện Nhi thì được bác sĩ chẩn đoán mắc cúm, viêm phế quản phổi.
Bệnh tự khỏi nhưng không được chủ quan
Theo Ths.Bs Đỗ Thiện Hải – Phó trưởng khoa Truyền nhiễm (BV Nhi Trung ương), thời tiết mùa đông - xuân độ ẩm, nhiệt độ rất thuận lợi cho các loại virus, đặc biệt là virus cúm phát triển.
Khi trẻ mắc cúm, hệ thống miễn dịch bị giảm, nếu cha mẹ không biết cách phòng tránh và chăm sóc, trẻ dễ bị bội nhiễm dẫn đến các biến chứng khác.
Biểu hiện chung của bệnh nhân cúm mùa là sốt cao, có thể liên tục từ 39-40 độ và không đáp ứng thuốc hạ sốt, viêm đường hô hấp trên như: Chảy nước mũi, ho, trẻ lớn đau rát họng, đặc biệt khi khám thấy họng viêm đỏ rất rõ, một số trẻ bị viêm phế quản.
Bác sĩ Hải cho hay, thông thường trẻ mắc cúm sẽ tự khỏi sau 3-5 ngày, không cần phải nhập viện điều trị. Chủ yếu là dùng thuốc hạ sốt tại nhà (chỉ dùng thuốc paracetamol). Nếu dùng các loại thuốc khác phải có chỉ định của nhân viên y tế.
Gia đình cần chăm sóc tốt, vệ sinh mũi, họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý để tránh bội nhiễm thêm các vi khuẩn khác.
Ngoài ra, khi trẻ nằm viện nên hạn chế các tiếp xúc không cần thiết như quá nhiều người thăm nom, mang mầm bệnh khác đến cho trẻ và mang viruts cúm ra cộng đồng.
“Trẻ chỉ có chỉ định nhập viện trong trường hợp cúm gây viêm phổi, có tình trạng suy hô hấp, khó thở, mệt mỏi hoặc cúm gây viêm nhiễm đường hô hấp nặng, mắc cúm trên những cơ địa mắc bệnh lý mạn tính nào đó”. – BS Hải nhấn mạnh.
Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyến cáo, thuốc Oseltamivir không phải là thuốc bắt buộc phải có để điều trị trong những trường hợp cúm mùa thông thường và chỉ sử dụng trong một số trường hợp cúm nặng.
Nếu trẻ được chăm sóc tốt, không có bội nhiễm tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh cho trẻ, tránh tình trạng kháng thuốc kháng sinh.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 8 cách giúp trẻ khỏe mạnh trong dịch cúm mùa đông
- Bác sĩ bày 5 mẹo phòng trị cảm cúm không cần kháng sinh
- Bác sĩ giải mã về lợi khuẩn chống cúm
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua