Bí ẩn "an toàn" của bột ngọt mà mẹ cứ ngỡ là đúng?
Tại Việt Nam, bột ngọt là gia vị không thể thiếu trong mỗi gia đình. Rất nhiều bà mẹ có thói quen cho mì chính vào thức ăn của trẻ với suy nghĩ để thức ăn thêm ngon ngọt. Nhưng loại gia vị này không mang lại bất cứ giá trị dinh dưỡng nào. Mặt khác, việc sử dụng dụng bột ngọt “quá liều” có thể gây những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Thường xuyên gây tác dụng phụ
Theo các chuyên gia, có không ít các trường hợp sử dụng bột ngọt có thể gây nên các triệu chứng như: nóng rát ở sau cổ, cánh tay và ngực, căng da mặt; tức ngực, tim đập nhanh, nhức đầu, buồn nôn, tê cứng cổ, cánh tay…Đặc biệt ở trẻ nhỏ, khiến nhiều bà mẹ “đứng ngồi không yên”.
Gây đau ngực và tăng cảm giác đói
Theo Trung tâm Y tế đại học Maryland, những người nhạy cảm với các thành phần của bột ngọt, thực phẩm có chứa bột ngọt có thể gây ra hiện tượng tim đập nhanh. Những người không nhạy cảm với hóa chất này, bột ngọt kích thích vị giác, khứu giác và gây hiện tượng đói, đó là lý do tại sao nó được sử dụng trong thực phẩm chế biến.
Bột ngọt cũng có thể làm giảm lượng không khí đi vào phổi, gây tức ngực và đau ngực.
Gây rối loạn hoạt động não bộ
Các nhà khoa học cho biết, chất glutamate trong bột ngọt khi tiếp xúc với các enzym có trong mô não có thể sinh ra một loại a-xít gây ức chế thần kinh, làm rối loạn hoạt động của não, thậm chí gây suy thoái não.
Bên cạnh đó, chất a – xít này không tự đào thải được ra ngoài cơ thể. Đặc biệt là trẻ nhỏ có thể dẫn đến suy gan, suy thận do lọc chất thải.
Đổ mồ hôi và hiện tượng khò khè
Theo MayoClinic.com, lượng không khí có thể bị ức chế đi vào phổi, nên dễ xảy ra hiện tượng thở khò khè. Những người dị ứng với bột ngọt có thể cảm thấy yếu, chóng mặt, bị bệnh hoặc không khỏe cho đến khi các triệu chứng giảm dần, thường trong 3-4h.
Kìm hãm phát triển chiều cao
Theo nhiều nghiên cứu, việc sử dụng quá nhiều bột ngọt trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển chiều cao, khiến bé có nguy cơ thấp bé nhẹ cân hơn những trẻ cùng trang lứa. Nguyên nhân là do bột ngọt làm suy giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.
Ngoài ra, Mỹ tiến hành trên chuột cho thấy, những chú chuột được tiêm một lượng bột ngọt vào cơ thể có hệ thần kinh trung ương và võng mạc bị suy giảm nặng nề, và có nguy cơ béo phì cao hơn hẳn.
Nguy cơ mắc bệnh cao hơn
- Làm bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng hơn: Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng bột ngọt trong thức ăn khiến những triệu chứng của bệnh suyễn trở nên nghiêm trọng hơn. Theo các chuyên gia, những người bị bệnh hen suyễn đặc biệt nhạy cảm hơn với các chất phụ gia thực phẩm. Tuy nhiên, đây chỉ là suy đoán và các chuyên gia vẫn đang tìm hiểu mối liên quan giữa việc tiêu thụ bột ngọt và bệnh hen suyễn.
- Nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, suy thận và bệnh tim do trong bột ngọt có tới 13% là muối natri. Vì vậy, sử dụng bột ngọt quá liều cũng đồng nghĩa với việc “nạp” muối quá nhiều.
NHƯ Ý (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua