Bộ GDĐT “kê đơn” giảm áp lực thi cử
Theo quy định mới, các trường sẽ không được sử dụng kết quả của các cuộc thi do Sở GDĐT chủ trì tổ chức và thành tích của học sinh do Sở cử đi tham gia các cuộc thi quốc tế vào việc đánh giá kết quả học tập của học sinh từ năm học 2017-2018 hay tuyển thẳng trong tuyển sinh đầu cấp từ năm học 2018-2019; không xác nhận lại hoặc đề nghị Bộ GDĐT xác nhận lại thành tích của giáo viên và học sinh do Sở GDĐT cử đi tham gia các cuộc thi quốc tế.
Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Nghĩa khẳng định: “Bộ đã yêu cầu địa phương phải tinh giảm các cuộc thi dành cho giáo viên, học sinh phổ thông từ đầu tháng 5 này”.
Mới đây, PGS Văn Như Cương – Chủ tịch Hội đồng Quản trị trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) đã... phát hoảng khi thấy, trong 4.000 hồ sơ xét tuyển vào lớp 6 trường Lương Thế Vinh mùa tuyển sinh hai năm qua, khoảng 1.000 hồ sơ được điểm 10 Toán, Văn từ lớp 1 đến lớp 5. Cứ 10 hồ sơ thì có 3 em được giải thưởng các loại.
Giảm các cuộc thi ngoài lề sẽ bớt gánh nặng cho giáo viên, phụ huynh và học sinh (Nguồn: IT) |
Theo bà Nghĩa, cuối năm 2016 Bộ đã cho rà soát lại tất cả các cuộc thi đang triển khai tại nhiều địa phương. Kết quả cho thấy có quá nhiều cuộc thi chồng chéo gây áp lực cho giáo viên và học sinh.
Vì vậy, Bộ yêu cầu các Sở chỉ được tổ chức các cuộc thi gắn liền với hoạt động dạy và học phổ thông theo hướng tăng cường hoạt động trải nghiệm, sáng tạo; giáo viên và học sinh được tham gia một cách tự nguyện, miễn phí.
Bộ cũng khuyến khích hình thức thi trực tuyến nhưng phải có giải pháp đảm bảo mỗi giáo viên, học sinh có duy nhất một tài khoản do nhà trường xác nhận và quản lý, để tránh gian lận. Bộ GDĐT yêu cầu ngày 31.5 là hạn cuối để các Sở rà soát, tổng hợp lại, báo cáo Bộ về các cuộc thi được tiếp tục duy trì tại địa phương.
Học sinh đang quá mệt mỏi vì gánh nặng học tập, thi cử (Ảnh minh hoạ IT) |
Lệnh “giảm tải” những cuộc thi vô bổ và không lấy kết quả thi xét tuyển thẳng đầu cấp của Bộ đã khiến nhiều giáo viên và học sinh như “cởi” được gánh nặng. Kể từ khi Bộ GDĐT cấm không thi tuyển đầu cấp đối với tiểu học và THCS, phụ huynh và học sinh không chỉ phải lao theo cuộc đua làm đẹp học bạ mà còn phải điên cuồng tham gia các cuộc thi ngoài lề để có giải thưởng làm tiêu chí ưu tiên vào các trường "top". Hậu quả là mấy năm nay, các trường “top” nhận được hàng ngàn hồ sơ đẹp như mơ và ngập tràn trong... giải thưởng.
Chị Hoàng Thị Minh - phụ huynh học sinh của trường tiểu học Quan Hoa (Cầu Giấy – Hà Nội) cho biết, nếu Bộ làm được điều này thì đúng là gánh nặng của phụ huynh học sinh được giảm đi rất nhiều.
“Trường nào cũng lấy tiêu chí phụ để ưu tiên xét tuyển. Vì vậy sợ con không trúng tuyển đầu cấp, nhà nào cũng phải cố gắng cho con tham gia các cuộc thi phụ. Thi Toán, Tiếng Anh trên mạng... chưa đủ, còn phải tìm các cuộc thi nghệ thuật, ca hát, vẽ bên ngoài để “làm vốn”. Chạy đua theo các cuộc thi khiến không chỉ các con mà ngay cả phụ huynh cũng rất mệt mỏi” – chị Minh nói.
Thầy V.H.M – một giáo viên tại Hà Nội cho biết, hiện chỉ riêng môn Toán, học sinh có khoảng 70 cuộc thi ở các cấp học có thể tham gia bao gồm các cuộc thi của Bộ và cuộc thi của các cơ sở liên quan giáo dục bên ngoài. Ngoài ra còn nhiều cuộc thi về thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ khác.
“Giảm bớt các cuộc thi ngoài luồng phải đi liền với giải pháp nào để gỡ khó cho các trường “top”. Số lượng học sinh thi vào các trường “top” chỉ chiếm hơn 1% vì vậy nên cho phép học sinh thi tuyển vào các trường này để đảm bảo công bằng, tránh tiêu cực như chạy học bạ, chạy giải thưởng” – thầy M. nói.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Đề thi lớp 5 khiến học sinh 'khóc như mưa': Nghệ An báo cáo Bộ GD&ĐT
- Bộ GD&ĐT trả lời việc chuyển giáo viên xuống dạy mầm non
- Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Sinh viên Harvard mới ra trường cũng thất nghiệp!
- Thứ trưởng Bộ GD&ĐT phân tích phổ điểm, giải đáp thắc mắc tuyển sinh
- Thứ trưởng Bộ GD&ĐT phân tích phổ điểm, giải đáp thắc mắc tuyển sinh
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua