Dòng sự kiện:

Bố mẹ nên cho con học nhạc ngay bởi những lợi ích bất ngờ này

Theo TTGD
14:00 01/04/2017
Âm nhạc giúp bé có lợi thế trong tư duy logic, luyện tập cách ứng xử và rèn tính kiên nhẫn.

Học chơi một loại nhạc cụ có thể giúp con bạn tinh chỉnh đôi tai và nâng cao các kỹ năng cần thiết cho giáo dục và tương tác xã hội. Có thể con bạn không thể trở thành một Beethoven thứ hai, nhưng ít nhất con cũng có được lợi thế khi học toán, luyện tập cách cư xử và rèn tính kiên nhẫn…

1. Cho con học nhạc để cải thiện học tập

Âm nhạc và toán học có một sự gắn bó mật thiết với nhau. Khi bạn cho con học nhạc, bằng cách hiểu được nhịp, điệu, trẻ có thể học cách phân chia, tạo ra phân số, nhận ra mô hình. Khi lớn hơn, trẻ bắt đầu học các bài hát, kích thích bộ nhớ ngắn hạn rồi dần đến dài hạn. Lớp học nhạc cũng sẽ cung cấp cho trẻ những kiến thức về vật lý cơ bản liên quan đến hòa âm và sự dao động. Ngay cả những dụng cụ không dây như trống và đàn tăng rung (giống như mộc cầm nhưng bộ phận cộng hưởng bằng điện) cũng cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội khám phá khoa học.

2. Phát triển những kỹ năng thể chất

Một số dụng cụ như bộ gõ có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng phối hợp và động cơ, bởi nó đòi hỏi sự chuyển động của đôi tay, cánh tay và cả bàn chân. Đây là loại nhạc cụ thích hợp cho trẻ hiếu động. Đối với các loại nhạc cụ có dây và bàn phím như violon và piano cũng đòi hỏi những cử động khác nhau của đôi tay. Các dụng cụ không chỉ phát triển khả năng phối hợp hai tay mà còn có tác dụng giúp trẻ cảm thấy thoải mái ở các tư thế khó chịu. Quãng thời gian tăng cường phối hợp và hoàn thiện này có thể chuẩn bị cho những sở thích khác của trẻ như khiêu vũ hay chơi các môn thể thao khác.

3. Giúp nuôi dưỡng các kỹ năng xã hội

Nếu một đứa trẻ chơi trong một dàn nhạc mà tự ý chơi quá to hoặc tăng tốc quá nhanh, chúng cần phải biết cách tự điều chỉnh. Điều đó giúp trẻ ý thức được vai trò của cá nhân trong một quần thể lớn, nhận thức được ý nghĩa của sự phân công. Từ đó rèn cho trẻ tính tự giác giải quyết vấn đề, tinh thần hợp tác và làm việc nhóm tốt hơn, dù chúng có thể tự chịu trách nhiệm cho việc lựa chọn nhạc cụ hoặc tạo ra giai điệu.

4. Trau chuốt kỷ luật và lòng kiên nhẫn

Việc học một nhạc cụ dạy trẻ trì hoãn sự hài lòng. Khi bạn cho con học nhạc, trẻ phải kiên trì từ ngày này sang ngày nọ, có khi mất rất nhiều năm mới đạt được một mục tiêu cụ thể nào đó như biểu diễn với ban nhạc hay chơi solo. Khi học nhạc trẻ học được cách tập trung sự chú ý, có khi đến cả 10 phút tại một thời điểm nào đó. Đồng thời, trẻ còn học được cách tôn trọng người khác thông qua sự im lặng và ngồi yên lắng nghe khi chờ đến lượt mình biểu diễn…

5. Đề cao lòng tự trọng

Trong quá trình học nhạc, trẻ học cách chấp nhận và đưa ra những lời phê bình mang tính chất xây dựng. Việc chuyển những phản hồi tiêu cực thành tích cực sẽ giúp trẻ xây dựng sự tự tin. Khi học nhạc cùng với bạn bè, trẻ nhận ra rằng không ai là hoàn hảo và mọi người đều có những điểm cần phải cải thiện. Cho đến một ngày trẻ có thể tự mình biểu diễn trước nhiều người cũng là lúc trẻ đã được chuẩn bị chu đáo để nổi bật.

6. Mở cánh cửa đến những nền văn hóa khác

Bằng cách học và chơi các loại nhạc cụ, trẻ có thể khám phá cách âm nhạc đóng một vai trò quan trọng trong một nền văn hóa. Ví dụ, bongo và timbales có thể giới thiệu với trẻ về vùng đất Châu Phi và phong cách âm nhạc Cu ba. Dù đàn violon hiện đại có nguồn gốc từ Italia, nhưng khi học chơi trẻ sẽ nhận ra rằng nó được phổ biến bởi các nhạc sĩ người Tây Ban Nha và Áo… Điều quan trọng khi trẻ làm quen với nền văn hóa khác ở độ tuổi này chính là thúc đẩy tinh thần cởi mở trước thế giới và những giá trị truyền thống, vượt ra ngoài những điều mà trẻ biết.

Nguồn: Gia đình Việt Nam