Ngủ trưa dậy đau đầu là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm gì?
Ngủ trưa dậy bị đau đầu là một trong những triệu chứng của bệnh đau đầu. Bệnh được gây ra bởi rất nhiều các nguyên nhân có thể liệt kê ra như là áp lực từ công việc, cuộc sống, stress hay đau đầu do thời tiết, môi trường làm việc thiếu oxi, ô nhiễm môi trường cũng như tiếng ồn.
Chứng đau đầu sau khi ngủ dậy được gây ra bởi các nguyên nhân: thiếu ngủ, mất ngủ, ngủ không đủ giấc và giấc ngủ không sâu…khiến cho mạch máu bị giãn ra, kích thích mạch các dây thần kinh gây đau đầu, dẫn đến người mệt mỏi, khó chịu.
Nguyên nhân khiến bạn ngủ trưa dậy bị đau đầu
Ngủ trưa quá lâu
Theo Sleep Foundation, nguyên nhân gây ra đau đầu có liên quan đến giấc ngủ trưa là do khi bạn ngủ quá lâu (khoảng 80-100 phút), cơ thể sẽ từ trạng thái ngủ nông đi vào ngủ sâu, trong thời gian này, quá trình ức chế của trung khu thần kinh tăng, lượng máu lên não giảm xuống, sự trao đổi chất trong cơ thể sẽ chậm lại. Nếu thức dậy vào đúng lúc này, bạn sẽ cảm thấy toàn thân mệt mỏi, rã rời, đầu đau nhức và chóng mặt.
Ngủ gục tại bàn làm việc
Ngủ gục xuống bàn là thói quen của nhiều dân văn phòng vì không có chỗ nằm ngủ. Tuy nhiên, đây chính là nguyên nhân khiến bạn bị đau đầu. Bởi vì khi ngủ nhịp tim chậm lại, lượng máu cung cấp tới các cơ quan giảm xuống, nhưng lại tập trung nhiều cho dạ dày và ruột để tiêu hóa bữa trưa. Đặc biệt, khi bạn ngủ với tư thế ngồi, tình trạng thiếu máu lên não càng nghiêm trọng, dẫn đến đau đầu, ù tai, tê tay chân...
Môi trường ngủ không tốt
Nhiều người thường ngủ trưa ở mọi không gian mà không hề biết rằng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe trong khi ngủ. Ngủ ở những nơi chật hẹp, thiếu oxy, quá lạnh/nóng, thậm chí quá sáng... có thể khiến cơ thể mất thân nhiệt rất nhanh, thiếu dưỡng khí, gây cảm lạnh, khó chịu, mệt mỏi, dẫn đến cơn đau đầu sau khi thức dậy.
Cách điều trị cũng khá là đơn giản
1. Duy trì thói quen
Chỉ cần tăng thời gian ngủ, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo não bộ hoạt động một cách bình thường.
2. Sử dụng thực phẩm
- Cải bó xôi: Cải bó xôi rất giàu riboflavin, một loại vitamin B đã được chứng minh có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa đau đầu.
- Các loại ngũ cốc: ngũ cốc không chỉ là nguồn chất xơ dồi dào mà còn rất giàu magie có tác dụng làm dịu cơn đau đầu.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: cung cấp protein, canxi và các axit amino cần thiết cho não giúp giảm cơn đau đầu.
- Các loại cá như: cá hồi, cá ngừ, cá nục… chứa rất nhiều axit béo omega-3. Các đặc tính kháng viêm của omega-3 có thể làm giảm chứng đau đầu.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Mẹo cho bé ngủ trưa nhanh nhất, không mè nheo, mẹ nào cũng nên biết
- Tác dụng quan trọng khi ngủ trưa 30 phút mỗi ngày
- Nghiên cứu "giấc ngủ trưa tăng nguy cơ tử vong" gây tranh cãi
- 70% nữ giới bị suy giãn tĩnh mạch chân: Đừng bỏ lỡ 5 giải pháp tiết kiệm và an toàn này
- Mẹ bỉm sữa được lợi gì nếu dùng nước muối sinh lý đơn liều để vệ sinh mắt mũi cho trẻ
- 4 loại thảo dược hỗ trợ đắc lực cho bệnh giãn tĩnh mạch chân
- Thảo dược quý từ Pháp khắc tinh của bệnh giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua