Dòng sự kiện:

Các giai đoạn phát triển và nguyên tắc giúp tăng chiều cao ở trẻ

Theo Khỏe và đẹp
13:37 10/03/2018
Mỗi trẻ em đều trải qua 2 giai đoạn phát triển thể chất vượt trội, bởi vậy các bậc cha mẹ cần chú ý đến lối sống, chế độ dinh dưỡng,...sao cho phù hợp với sự tăng trưởng của trẻ theo từng giai đoạn riêng

1. 2 giai đoạn phát triển thể chất của trẻ

+ Giai đoạn trẻ nhỏ dưới 12 tháng

1.000 ngày đầu đời được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh là giai đoạn vàng phát triển chiều cao và thể chất. Trẻ có thể tăng 25cm trong năm đầu tiên và 10cm mỗi năm trong 2 năm tiếp theo, nếu được bổ sung dinh dưỡng đúng và đủ. Đây là giai đoạn quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ trong tương lai.

Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi đạt tốc độ phát triển nhanh nhất so với mọi giai đoạn khác. Trẻ có cân nặng gấp đôi cân nặng sơ sinh trong vòng 4-5 tháng đầu và gấp 3 lần cân nặng sơ sinh vào cuối năm thứ nhất. Đến ngày sinh nhật đầu tiên của trẻ, chiều dài nằm (tức là chiều cao của trẻ) đã tăng gấp rưỡi so với chiều dài khi sinh. 


Nhiều nghiên cứu cho thấy, ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, giai đoạn trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng cao nhất là từ 12-24 tháng tuổi và tỷ lệ suy dinh dưỡng giữ ở mức cao cho tới 60 tháng (5 tuổi). Những trẻ bị suy dinh dưỡng trong 2 năm đầu của cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng đến phát triển thể lực, đặc biệt là chiều cao của trẻ ở tuổi vị thành niên. Sự phát triển trí não của những trẻ này cũng sẽ kém hơn những trẻ khác. Trẻ dưới 2 tuổi cũng là giai đoạn diễn ra sự chuyển tiếp về nuôi dưỡng (ăn dặm và sau đó dần chuyển sang ăn bữa ăn cùng gia đình), đồng thời là giai đoạn trẻ dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là tiêu chảy và viêm đường hô hấp. Do vậy, trong giai đoạn này trẻ cần được chăm sóc cẩn thận hơn.

Sau 2 tuổi, tốc độ tăng trưởng không quá nhanh khoảng 6,2cm mỗi năm, mật độ xương cũng tăng lên khoảng 1% một năm ở cả bé trai và bé gái. Tuy nhiên, việc có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng sẽ tiếp tục hỗ trợ cho sự phát triển chắc khỏe của xương là tiền đề cho sự phát triển chiều cao ở lứa tuổi dậy thì.

+ Giai đoạn dậy thì

Lứa tuổi dậy thì (qui định là từ 12-18 tuổi) đặc trưng bởi sự tăng trưởng vượt bậc về cả cơ bắp, khung xương cũng như các chức năng sinh dục. Tốc độ tăng trưởng nhanh cả về chiều cao, cân nặng và trẻ sẽ đạt đỉnh của tốc độ tăng chiều cao khi mà trẻ có thể tăng khoảng 10-15 cm/năm và mức tăng sẽ giảm dần sau đó.

Ở giai đoạn 10 tuổi, cứ mỗi năm bé gái  tăng  10cm chiều cao và tăng dần đến khi đạt được 15cm một năm ở độ tuổi 12. Đỉnh tốc độ tăng trưởng của trẻ nam là 12 tuổi (10cm/năm) và đạt tối đa đến 14 tuổi (15cm/năm). Tốc độ tăng trưởng sẽ giảm dần trong khoảng 15 tuổi ở nữ giới và khoảng 17 tuổi ở nam giới. Thời gian phát triển chiều cao mạnh nhất ở nữ giới là từ 8-17 tuổi, quyết định đến 23% chiều cao trung bình ở người trưởng thành. Kích thước xương, khối lượng xương và mật độ chất khoáng ở mỗi xương tăng lên khoảng 4% mỗi năm tính từ giai đoạn trẻ 8 tuổi cho đến qua giai đoạn vị thành niên.

Sự tích lũy nhanh chóng về khối lượng xương có liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển chiều cao và có thể cả sự hoạt động của các hormon tăng trưởng như IGF-1, steroid sinh dục và các receptor của các hormon. Vai trò của khẩu phần ăn càng trở nên rất quan trọng đối với sự phát triển cơ thể của trẻ em trong giai đoạn này. Các chất dinh dưỡng chính để tăng trưởng và phát triển gồm protein, sắt, canxi, vitamin A, vitamin D, iod và kẽm.

Ngoài ra, còn có vai trò của hormon GH và các hormon sinh dục. Trong giai đoạn này, cơ thể có nhiều tiềm năng để khắc phục các tình trạng chậm phát triển do thiếu dinh dưỡng ở các giai đoạn trước. Lưu ý việc dùng thuốc thay thế hormon chỉ sử dụng trong những trường hợp trẻ đã được thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng chặt chẽ để chẩn đoán xác định, tuyệt đối không tự ý dùng các thuốc thay thế hormon này sẽ không có tác dụng và nguy hiểm tính mạng của trẻ.

Nhiều nghiên cứu còn cho thấy, ở những năm tiếp theo, khi cơ thể được ăn uống hợp lý, tích cực rèn luyện thể dục thể thao trong môi trường và lối sống lành mạnh, chiều cao con người vẫn tiếp tục tăng ít cho đến 25 tuổi ở nữ giới và 28 tuổi ở nam giới.

2. 5 nguyên tắc vàng giúp trẻ tăng chiều cao tối đa

+ Chú trọng “giai đoạn phát triển vàng”

Quá trình phát triển xương được bắt đầu ngay từ giai đoạn bào thai và tiếp tục đến hết tuổi 25 với nam và 23 tuổi với nữ, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không đồng đều mà chia thành từng giai đoạn.

Thông thường, một trẻ sinh đủ tháng phát triển tốt thì khi chào đời sẽ có chiều cao là 50cm. Trung bình trong năm đầu tiên bé tăng khoảng 25cm, bé trai có thể cao hơn bé gái 2cm.Từ trên 1 tuổi trẻ tăng chậm hơn, chỉ 6 -7cm một năm, tương đương 0,5cm/tháng.Tuổi dậy thì (bé gái 10-16 tuổi, bé trai 12-18 tuổi) được coi là “giai đoạn vàng” bởi trẻ có thể sẽ có 1- 2 năm chiều cao tăng vọt từ 8 – 10cm nếu được nuôi dưỡng tốt. Sau thời kì này, chiều cao chỉ tăng trung bình 2 cm mỗi năm. Do đó, cha mẹ cần nắm vững và có sự đầu tư phù hợp với từng giai đoạn phát triển, chú trọng vào giai đoạn tiền dậy thì để thúc đẩy tăng chiều cao cho trẻ.

+ Tập thể thao đúng cách

Tập luyện thể thao một cách khoa học làm tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể, khiến hormon tăng trưởng (GH) tiết ra nhiều hơn, giúp tăng trọng khối xương khi trưởng thành. 

Tuy nhiên, phải tập thể thao đúng cách mới đạt được hiệu quả tăng chiều cao như mong muốn.Thời gian tập tối thiểu là 1 tiếng/ngày, với cường độ vừa phải và tăng dần. Nếu thời gian ngắn hơn và chỉ vận động nhẹ nhàng như đi bộ, maratong thì không có tác dụng. Nhưng nếu cường độ tập quá căng thẳng sẽ làm tổn thương dây chằng và hệ cơ, gây phản tác dụng.Bất kỳ bộ môn thể thao nào cũng rất tốt cho sức khỏe

Bên cạnh đó, việc tập luyện cũng cần có sự chọn lọc. Cử tạ không phải là một lựa chọn phù hợp, trong khi những môn thể thao có các động tác nhảy, đá chân (như nhảy cao, nhảy xa, đu xà, võ thuật) và các bài tập kéo giãn (như yoga, múa, uốn dẻo) sẽ tác động trực tiếp đến các mô sụn ở khớp xương, làm giãn các dây gân, kéo dài cột sống và săn chắc cơ bắp, giúp phát triển chiều cao. 

+ Dinh dưỡng cân bằng, cần bổ sung Canxi, vitamin D và MK7

Nhiều người vẫn cho rằng gen di truyền là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chiều cao, cha mẹ thấp thì con sẽ chỉ có chiều cao trung bình. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những yếu tố tác động tới sự phát triển chiều cao của con người là: dinh dưỡng (31%), thể thao (20%), di truyền (23%), môi trường (16%) và tâm lý xã hội (10%).

Như vậy, chế độ dinh dưỡng là yếu tố tiên quyết với sự phát triển chiều cao của cơ thể. Vì vậy, cách tăng chiều cao nhanh nhất cần phải có chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng theo tháp dinh dưỡng, chú trọng nhóm protein (thịt cá, trứng, sữa, đậu nành), rau củ (đặc biệt các loại rau giàu kẽm và magie như đỗ, lạc, rau họ cải). Kiểm soát nhóm tinh bột và chất béo, hạn chế đồ ăn nhanh, các loại snack ăn vặt, nước ngọt, nước có gas, tuy là món khoái khẩu của trẻ nhưng lại gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, suy giảm sự phát triển của sụn và xương khớp.

Muốn đem lại hiệu quả tối đa, có thể bổ sung các sản phẩm hỗ trợ như thực phẩm chức năng, giúp trẻ cao thêm từ 4,9 – 7,3cm nếu sử dụng đúng và phù hợp. Nên lựa chọn sản phẩm chứa đa dạng các khoáng chất cần thiết cho sự dài ra của xương như Canxi, Kẽm, Magie, Đồng, Mangan, Boron, Silic, chondroitin, DHA, đặc biệt là Canxi dạng nano giúp hấp thu tốt hơn và hạn chế tình trạng táo bón, sỏi thận. Quan trọng nhất là Vitamin D và MK7 giúp hấp thu và chuyển hóa các khoáng chất vào tận xương, nhờ đó xương sụn dài ra nhanh, luôn chắc khỏe và dẻo dai.

Trẻ nhỏ thường sợ hãi và không chịu uống các loại dược phẩm, đặc biệt nếu chúng có vị đắng hay mùi khó chịu. Do đó, khi cho trẻ uống canxi, có thể đồng thời cho trẻ dùng nước cam, chanh, bưởi, vừa át đi mùi tanh, đồng thời vitamin C cũng giúp hòa tan, tăng cường hấp thụ canxi vào cơ thể.Tiện lợi hơn, để giúp trẻ dễ dàng làm quen và ưa thích việc bổ sung dưỡng chất, cha mẹ có thể lựa chọn dược phẩm dạng cốm, thơm ngon phù hợp cho trẻ từ 6 tháng đến 9 tuổi và dược phẩm dạng viên phù hợp cho độ tuổi từ 10- 18. 

4. Sinh hoạt điều độ, tránh các tác nhân gây ức chế quá trình tăng trưởng

 Thuốc lá, đồ uống có cồn hay các chất kích thích đều là những tác nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự tăng trưởng của trẻ.

Trẻ hút thuốc thụ động do cha mẹ, người thân, hay tập tành uống rượu bia, sử dụng chất kích thích như trà, cà phê khi hệ thần kinh và hệ xương còn non nớt sẽ khiến trí não chậm phát triển, xương bị vôi hóa sớm, hạn chế sự phát triển chiều cao. Sử dụng thuốc kháng sinh liều cao, thiếu sự tư vấn của bác sĩ, liên tục trong thời gian dài cũng gây hại cho quá trình phát triển về thể chất và chiều cao của trẻ.

Các giai đoạn phát triển và nguyên tắc giúp tăng chiều cao ở trẻ ảnh 5

90% sự phát triển xương ở trẻ diễn ra trong lúc đang ngủ, đặc biệt từ 22 – 24 giờ hàng ngày. Khi trẻ ngủ sâu và đủ giấc, tuyến yên sẽ được kích thích tiết ra hormon tăng trưởng giúp tăng thêm chiều cao. Do đó, cần tập cho trẻ thói quen đi ngủ sớm vào cùng 1 khung giờ hàng ngày, trước khi đi ngủ 30 phút có thể uống sữa hoặc bổ sung vi chất để đạt hiệu quả tối ưu. Không để đèn sáng trong phòng ngủ của trẻ vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, gây ức chế hormone tăng trưởng. 

5. Giữ tinh thần thoải mái cho trẻ

Theo nghiên cứu cho thấy, sự gia tăng căng thẳng (stress) kéo dài có thể gây ảnh hưởng tiêu cực lên hệ thống miễn dịch của trẻ, làm giảm lưu thông máu, rối loạn nồng độ của hormone tuyến giáp gây suy giảm quá trình phát triển của chiều cao và hệ thần kinh. Do đó, cách tăng chiều cao cho trẻ tốt nhất là tạo một không gian sống thoải mái và tinh thần luôn vui tươi.

Nguồn: Gia đình Việt Nam