Các mốc phát triển của trẻ: Giai đoạn đầu đời
Cùng xem bé đã đạt được những mốc phát triển nào và mẹ có thể giúp gì để hỗ trợ cho trẻ.
Những mốc phát triển của trẻ trong tháng đầu tiên
Lúc bé mới chào đời, chỉ với việc cho bé ăn, ru bé ngủ và thay tã cũng khiến bạn quay cuồng cả ngày. Tuy nhiên, chỉ trong vài tuần, bé sẽ bắt đầu để ý nhiều hơn đến giọng nói, gương mặt và sự âu yếm của bạn.
Bé không thể tập trung vào các vật ở xa hơn khoảng cách 20 – 30cm nên khuôn mặt bạn thường nằm trong “cự ly lấy nét” của mắt bé. Các hoa văn màu trắng đen cũng thu hút sự chú ý của bé. Thính giác của bé đã phát triển hoàn thiện nên có thể quay về hướng những âm thanh quen thuộc như giọng nói của mẹ, của ba.
Khi nằm sấp, bé có thể tự nâng đầu lên một chút và ngoảnh sang một bên nhưng khi bé ở tư thế đứng, bạn vẫn phải đỡ đầu và gáy bé. Mặc dù hai tay cử động nhát gừng vô thức, nhưng bé có thể đưa tay lên gần miệng và bú đầu ngón tay.
Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết những cột mốc phát triển của trẻ chỉ sau 1 tháng chào đời
Mẹ nên làm gì để khuyến khích bé phát triển?
Gần gũi với bé: Tận hưởng quá trình tìm hiểu bé với các cử chỉ âu yếm, cưng nựng. Gần gũi và nhìn vào mắt bé khi bạn nói chuyện, hát và đọc cho bé nghe. Khi bé tỉnh táo và vui vẻ, bạn chơi các trò đơn giản như ú òa hoặc bắt chước âm thanh của bé.
Hiểu ngôn ngữ cơ thể của bé: Chú ý các dấu hiệu cho thấy bé không muốn chơi tiếp và học cách nhận biết những dấu hiệu khi bé buồn ngủ hoặc đói. Luôn để mắt tới bé và xuất hiện ngay khi trẻ khóc.
Hướng cho bé vận động: Khi bé thức, đặt bé nằm sấp để tăng cường sự vận động của các cơ. Khuyến khích bé nhìn và với lấy đồ chơi.
Cùng bé chào thế giới: Cho bé ra bên ngoài. Ẵm bé đi dạo, ra công viên hoặc chỗ vui chơi của trẻ con. Bé thích môi trường bên ngoài, thích được bạn ẵm và thích ở gần các trẻ khác.
Mẹ cần lưu ý những dấu hiệu bất thường nào?
Mỗi trẻ phát triển với tốc độ khác nhau, nhưng nhớ lưu ý theo dõi nếu con bạn đã một tháng tuổi mà:
- Bú chậm hoặc gặp vấn đề khi bú
- Mắt không tập trung hoặc không nhìn các vật chuyển động gần bé
- Không phản ứng với ánh sáng mạnh
- Thân thể quá cứng nhắc hoặc èo uột
- Không phản ứng với âm thanh lớn
Khi trẻ có những dấu hiệu này, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và những chuyên gia tâm lý, dinh dưỡng để được tư vấn giải pháp và can thiệp cần thiết.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Các mốc phát triển của trẻ 6-12 tháng tuổi
- 10 món đồ trẻ sơ sinh cần trong giai đoạn đầu đời
- 8 điều kỳ diệu mà chỉ trẻ sơ sinh mới có
- Vì sao trẻ sơ sinh không cần gối khi ngủ?
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua