Cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ sau sảy thai
Khi sẩy thai, chị em sẽ bị mất máu khá nhiều nên việc thường xuyên hoa mắt, đau đầu, chóng mặt sẽ xảy ra “như cơm bữa”. (ảnh minh họa)
Sẩy thai là “tai nạn” không một chị em nào mong muốn. Với mất mát quá đau thương đó, việc chị em xuống tinh thần, ủ dột, buồn đau, thậm chí là trầm cảm là điều dễ hiểu. Nhưng phía cuối con đường luôn có những điểm sáng. Cơ hội có lại "thiên thần" và được dung dưỡng thai nhi 9 tháng 10 ngày trong bụng, cùng hòa hợp tâm hồn, cảm nhận yêu thương… sẽ tăng với chị em nào biết “vượt qua bóng tối” bằng chế độ dinh dưỡng và chăm sóc bản thân hợp lý.
Nếu chị em vẫn đang băn khoăn: Sẩy thai nên ăn gì, kiêng gì? Thì đây là những thông tin hữu ích cho chị em.
Thực phẩm tốt nhất nên ăn sau sẩy thai
Khi sẩy thai, chị em sẽ bị mất máu khá nhiều nên việc thường xuyên hoa mắt, đau đầu, chóng mặt sẽ xảy ra “như cơm bữa”. Vì vậy, chế độ ăn uống hậu sẩy thai cực kỳ quan trọng. Và nếu chị em vẫn đang lăn tăn việc chọn mua thực phẩm để bồi dưỡng cơ thể, thì đây là “thần dược” dành cho chị em.
1. Thực phẩm giàu chất sắt
Sẩy thai khiến cơ thể chị em mất một lượng máu rất lớn nên sẽ làm suy giảm một lượng chất sắt đáng kể. Thậm chí, chị em có thể bị mắc bệnh thiếu máu, người thường xuyên mệt mỏi do mắc các chứng liên quan đến sẩy thai. Việc bổ sung thực phẩm giàu chất sắt sẽ giúp chị em hồi phục sức khỏe nhanh chóng hơn.
Những thực phẩm giàu chất sắt, chị em nên ăn, tốt nhất nên ở dạng “heme” – những chất sắt chứa trong thực phẩm được tìm thấy trong các sản phẩm từ động vật. Nguồn tốt nhất của chất sắt ở dạng heme là thịt, đặc biệt là thịt đỏ. Nhưng lưu ý quan trọng chị em cần nhớ là phải nấu thật kỹ, tránh chiên nướng.
Thêm vào đó, các nguồn thực phẩm giàu chất sắt ở dạng “non-heme” – những chất sắt chứa trong thực phẩm được tìm thấy trong các sản phẩm từ thực vật – bao gồm:
- Đậu
- Các loại rau lá xanh
- Bắp cải Brucxen
- Nho khô
- Đậu lăng
- Đào khô
- Hạt bí ngô
- Đậu nành
- Gạo lức
- Sô cô la đen
Ngoài ra, để việc hấp thụ sắt tốt hơn, chị em nên tiêu thụ thêm các loại thực phẩm giàu vitamin C. Những loại trái cây như: đu đủ, dâu tây và bưởi cần được thêm vào chế độ ăn uống sau sẩy thai.
Thực phẩm giàu chất sắt cần được bổ sung hàng ngày sau sảy thai. (ảnh minh họa)
2. Những thực phẩm giàu Canxi
Lượng canxi dự trữ trong cơ thể chị em sẽ giảm mạnh khi sẩy thai. Bởi vậy, việc tiêu thụ thêm các thực phẩm giàu canxi là tối quan trọng.
Một số nguồn thực phẩm giàu canxi, chị em nên biết là:
- Sữa
- Sản phẩm từ sữa
- Hải sản như cá hồi và cá mòi
- Trái cây sấy khô
- Sữa đậu nành
- Các loại rau lá xanh đậm
3. Những thực phẩm tốt cho tinh thần
Buồn bã, chán nản sau sẩy thai có thể khiến chị em bị trầm cảm. Hội chứng trầm cảm sẽ khác nhau ở mỗi người. Một số chị em sau khoảng thời gian ngắn đau buồn có thể nhanh chóng lấy lại tinh thần nhưng một số khác thì cảm giác u buồn, tuyệt vọng sẽ theo họ thời gian dài.Việc ăn uống thường xuyên một số thực phẩm giàu magie có thể thúc đẩy tinh thần tích cực hơn, giúp chị em “lấy lại phong độ” tốt hơn. Những thực phẩm đó là:
- Đậu
- Quả hạch (Nuts)
- Sô cô la đen
Thực phẩm chứa magie không chỉ giúp “xoa dịu” chứng trầm cảm của chị em mà còn giúp sản xuất năng lượng cho cơ thể, sửa chữa tế bào cũng như các chức năng thần kinh và cơ bắp.
4. Trái cây và rau
Trái cây và rau xanh là món không nên thiếu trong thực đơn ăn uống hàng ngày của bất kỳ ạ. Với chị em mới sẩy thai, việc tiêu thụ nhiều hơn trái cây và rau xanh sẽ giúp bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Vì thế, đừng quên “người bạn” này để khỏe hơn mỗi ngày.
Đồ ăn nhanh không phải là thực phẩm lý tưởng sau sinh. (ảnh minh họa)
Thực phẩm cần tránh sau sẩy thai
Nói “Không” với thực phẩm gây nguy hại cho sức khỏe là điều cần và nên làm với tất cả chị em sau sẩy thai. Vậy, những thực phẩm nào chứa “mầm hại” với chị em? Dưới đây là “danh sách đen” cần biết.
1. Tinh bột ít chất xơ
Carbohydrate đóng vai trò cung cấp nhiên liệu và kiểm soát lượng đường trong cơ thể tốt hơn. Nhưng ngũ cốc tinh chế hoặc tinh bột ít chất xơ sẽ gây nhiều phiền toái, tác động tiêu cực đến cơ thể. Chúng có thể gây ra những biến động đột ngột về hàm lượng đường trong cơ thể. Do đó, chị em nên hạn chế, không ăn quá nhiều:
- Gạo sấy, cơm cháy…
- Trứng
- Mì sợi
- Bánh quy mặn
2. Đồ ngọt
Tránh xa đồ ngọt và đồ uống có gas là “bài học” quan trọng của tất cả các mẹ bầu, đặc biệt là chị em mới sẩy thai. Bởi nó có thể gây ra biến động lượng đường trong máu.
3. Thức ăn nhanh
Thích ăn vặt là sở thích của nhiều chị em. Điều này không có gì là xấu cả. Nhưng hãy tiêu thụ thức ăn nhanh ở mức vừa phải – điều độ và lành mạnh. Vì những loại thực phẩm này sẽ tăng lượng calo rỗng và làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể từ các thực phẩm khác. 5. Các thực phẩm từ đậu nành:Đậu nành rất tốt cho sức khỏe, không ai có thể phủ định điều đó. Nhưng đậu nành cũng chứa các phytate – chất làm giảm khả năng hấp thu chất sắt. Vì thế, tránh sử dụng các thực phẩm từ đậu nành sau sẩy thai là kiến thức chị em nhất định phải biết và áp dụng đúng.Ngoài ra, chị em cũng nên tránh thực phẩm có lợi cho sự phát triển của vi khuẩn để tránh nhiệm trùng. Những thực phẩm đó là:
- Pho mát mềm
- Các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng
- Thịt sống
- Hải sản
Chế độ ăn uống và chăm sóc hậu sảy thai cực kỳ quan trọng, bởi thể chất và tinh thần liệu có hồi phục hay không chủ yếu là nhờ vào những nguyên tắc dinh dưỡng này. Bởi thế, hãy chú ý để khỏe hơn mỗi ngày.
Theo Khám phá
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua