Cách giữ ấm cho trẻ vào mùa đông để con không bị ốm
1. Vì sao giữ ấm cho trẻ theo quy tắc vàng: Bốn ấm một lạnh
Quy tắc vàng: Bốn ấm một lạnh:
Bốn ấm đó là: tay ấm, lưng ấm, bụng ấm và bàn chân ấm. Khi mặc quần áo cho con, mẹ có thể kiểm tra lại bằng cách: bàn tay con ấm, không đổ mồ hôi là vừa chuẩn. Hãy giữ lưng ấm vừa đủ, vì nếu nóng quá, bé đổ mồ hôi mà mẹ không biết để lau cho con thì mồ hôi sẽ thấm ngược vào phổi gây viêm phổi hoặc cảm lạnh.
Bàn chân ấm là vì chân chứa nhiều mạch và huyết và cũng là nơi nhạy cảm nhất. Một đôi chân lạnh có thể khiến bé mắc các bệnh về đường hô hấp. Bụng ấm là để bảo vệ dạ dày cho con. Nếu dạ dày và bụng lạnh sẽ gây ảnh hưởng đến việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của con.
“Một lạnh” chính là cái đầu của bé. Việc ủ kín đầu con chỉ để lộ gương mặt, nhất là khi con đang bị sốt là việc không nên. Mùa đông mẹ vẫn cần giữ cho đầu bé được thoáng mát thoải mái. Khi ra đường, chú ý đội cho bé một chiếc mũ vừa phải để tránh gió là được.
2. Không nên mặc quá 4 lớp áo
Nhiều mẹ vẫn nghĩ chỉ cần mặc thật nhiều lớp áo là đã có thể bảo vệ con khỏi cái lạnh giá của mùa đông mà quên đi rằng, việc mặc đúng nguyên tắc mới thực sự có tác dụng giữ ấm cho bé. Không nên mặc quá 4 lớp áo cho con, bởi mặc quá nhiều trẻ sẽ khó cử động. Nguyên tắc mặc ấm được đi theo trình tự như sau: bên trong cùng, mẹ nên mặc cho bé một lớp áo cotton ôm vừa vặn lấy cơ thể để hút mồ hôi và giữ cho nhiệt độ bé luôn ổn định, lớp kế tiếp là một chiếc áo len, nỉ, hoặc dạ dài tay che kín cổ, lớp ngoài cùng là một chiếc áo khoác có thể chắn được gió để bé thoải mái diện ra đường.
3. Vì sao mặc ấm quá sẽ gây cảm lạnh
Trẻ mặc ấm quá cũng có thể gây hại cho sức khỏe của con. Mặc quá nhiều quần áo sẽ khiến cơ thể trẻ ra mồ hôi, nếu mẹ không biết lau cho con, mồ hôi không thể thoát ra được, chúng sẽ ủ lại trên da, khiến bé có thể bị chàm, viêm da và các bệnh nhiễm trùng da khác. Hơn thế nữa, mồ hôi có thể thấm ngược vào trong khiến trẻ bị cảm lạnh và viêm phổi.
Ngoài ra, nếu mặc quá ấm, trẻ cũng có thể tiết ra hết mồ hôi nên lượng nước tiểu trong cơ thể ít di, gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
Bố mẹ có thể kiểm tra tay chân con để biết bé lạnh hay nóng. Nếu thấy tay chân ấm thì không cần mặc thêm quá nhiều quần áo, lưu ý vệ sinh người, lau mồ hôi liên tục nhiều lần trong ngày cho con
4. Cách giữ ấm cho bé khi ngủ ban đêm
Trước tiên, bạn cần chọn quần áo ngủ cho con sao cho an toàn, thoải mái và giúp bé duy trì thân nhiệt tốt nhất. Đồ ngủ của bé không nên dày, bí quá. Bạn nên chọn trang phục bằng sợi tự nhiên mềm, giúp da “thở” được như cotton là tốt nhất. Tránh đồ ngủ có ruy-băng, dây buộc, đính chuỗi hạt hoặc những chi tiết trang trí khác vì nó có thể quấn cổ bé.
Không bao giờ được ủ ấm quá mức cho bé. Ủ ấm quá có thể làm tăng nguy cơ đột tử khi ngủ ở bé. Giữ ấm đúng cách là giữ đủ ấm cho bé, nhất là những vùng dễ bị nhiễm lạnh như lòng bàn chân, bàn tay, thóp và ngực.
Những loại túi ngủ được thiết kế đặc biệt dành cho mùa nóng và mùa lạnh cũng tốt cho giấc ngủ của bé.
Một đôi tất là cách tốt để giữ ấm cho những ngón chân của bé khi trời lạnh. Đừng đắp quá nhiều chăn dày, nặng cho bé vì nóng quá sẽ làm bé tăng thoát nhiệt ở đầu, dẫn tới dễ bị đột tử khi ngủ.
Đối với bé sơ sinh, đầu là nơi tạo ra khoảng 40% thân nhiệt, nhưng đồng thời lại là nơi giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Chính vì vậy, việc đội mũ và dùng băng quấn thóp là cần thiết với bé mới sinh (đặc biệt là các bé sinh non) nhưng với bé khỏe mạnh và đã được vài tháng tuổi, việc đội mũ khi ngủ là không cần thiết, mà ngược lại sẽ khiến nhiệt độ của não bé tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động của vùng thần kinh kiểm soát hô hấp.
Với những ngày trời ấm, bé có thể ngủ ngon mà không cần đắp chăn hay mặc thêm áo. Cần đặt bé ngủ ở chỗ tránh hơi của máy điều hòa phả vào và tránh nơi gió lùa trực tiếp từ cửa sổ.
5. Cách giữ ấm cho trẻ khi tắm
Vào mùa đông bạn chỉ cần tắm cho bé 2 – 3 lần/tuần. Tránh tắm cho bé sớm quá hoặc muộn quá trong ngày, cũng kiêng không tắm cho bé từ 11h – 13h. Thời gian lý tưởng nhất là từ 10h-10h30 hoặc từ sau 13h đến trước 16h. Thời gian tắm cho các bé không kéo dài quá 5 phút kể từ khi cho bé xuống nước đến lúc cho bé ra khỏi chậu, để đảm bảo nước vẫn giữ đủ ấm cho bé.
Nếu nhiệt độ trong nhà quá thấp vào mùa đông, mẹ nên trang bị các thiết bị sưởi ấm như điều hòa, quạt sưởi để không khí ấm áp hơn. Mẹ nhớ đừng để điều hòa hay quạt sưởi chĩa thẳng vào người bé. Điều này khiến con dễ bị khô da hoặc gây bỏng cho con.
Nếu tắm cho con ở trong nhà tắm, mẹ nhớ đóng kín cửa nhà tắm, cửa sổ. Tránh để các khe có gió lùa. Nên có máy sưởi bật lên cho không khí ấm áp rồi hãy cho con cởi quần áo để tắm. Nước tắm để khoảng 33-36 độ C là thích hợp.
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ quần áo, tất, bao tay để sẵn trên giường, tốt nhất nên làm ấm trước, để khi tắm xong, trẻ mặc luôn vào không bị lạnh.
Khi tắm cho con, mẹ cần nhớ nguyên tắc, rửa mặt đầu tiên, sau đó tắm toàn thân và cuối cùng là gội đầu. Sau khi tắm cho bé xong, đặt bé vào khăn quấn kín từ đầu xuống chân rồi bế bé vào lòng, sau đó lau người cho bé.
6. Giữ ấm cho bé khi đi ra ngoài
Khi bạn cùng bé đi dạo, đi thăm người thân hoặc đơn giản là đi mua sắm, bạn cần chú ý:
- Mặc cho bé thích hợp với nhiệt độ ngoài trời.
- Nếu trời lạnh, nhớ đi tất chân, sử dụng bao tay và cả mũ đội đầu cho con.
- Nếu thời tiết ấm áp, không cần mặc cho bé áo khoác quá dày.
- Đối với những chuyến đi xa trong những ngày lạnh, bạn cần cân nhắc phương tiện, thời gian, tình hình thời tiết... trước khi cho bé tham gia.
- Đối với các chuyến đi vào những ngày nắng ấm, bạn nên che chắn để bé không bị hắt ánh nắng trực tiếp, có thể dùng chăn mỏng hay miếng chắn nắng hoặc rèm trên xe.
Ngoài ra các mẹ cũng nên chú ý:
- Luôn giữ nhiệt độ trong nhà ấm áp. Đó là nhiệt độ thoải mái mà bé không cần được ủ ấm quá nhiều.
- Tránh những nơi có gió lùa trực tiếp. Không đặt bé gần một cửa số đang mở, cửa chính đang mở hoặc những khe cửa nhiều gió. Ngay cả quạt trần với người lớn là mát mẻ nhưng với bé là đủ tạo lên gió lạnh.
- Mặc cho bé một vài lớp áo để dễ dàng cởi bỏ những lớp áo bên ngoài khi không cần thiết.
- Đội mũ cho bé để giữ cho đầu của bé ấm áp trong thời tiết lạnh. Lưu ý, không để tóc bé bị ướt khi đội mũ.
- Tuy nhiên, không nên ủ ấm bé quá mức. Bé cần được giữ ấm nhưng không phải quá nóng. Nên loại bỏ bớt quần áo cho bé khi nhiệt độ tăng lên.
Ảnh sưu tầm
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Dinh dưỡng bổ ích giữ ấm cho mùa đông
- Cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh khi ngủ vào mùa đông
- Giữ ấm cho trẻ theo cách này, suốt mùa đông bé sẽ không bị ốm
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua