Cách muối dưa hành, củ kiệu ngon, trắng giòn
Cách muối dưa hành:
Nguyên liệu:
- 300g củ hành trắng
- 200ml dấm ăn
- 100ml nước lọc
- 50g đường
- 40g muối
- Nước vo gạo
Cách làm:
- Ngay sau khi mua hành về, chúng ta ngâm hành vào nước vo gạo trong khoảng vài tiếng cho hành phai bớt vị hăng. Đây cũng là một trong những cách giúp rửa sạch bụi bẩn ra bớt, lớp vỏ bên ngoài tự bong tróc, khi rửa đất bám gốc hành cũng ra bớt.
- Sau đó ta tiến hành vớt hành ra, bóc lớp vỏ khô bên ngoài, cắt bớt rễ, để lại gốc hành tránh bị nhũn. Rồi để hành khô ráo nước.
- Nấu nước dấm: cho 200ml dấm, 100 nước, 50g đường, 20g muối vào nồi đun sôi, khi đường tan hết thì tắt bếp để nguội. Xếp hành vào lọ, dùng tăm hay que tre chèn trên mặt trước khi đổ nước muối vào để hành không bị trồi trên mặt nước.
- Để hành nơi khô ráo thoáng mát, khoảng 3-4 ngày là dùng được.
Món dưa hành giòn, chua ngọt và ngon thì không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của mỗi gia đình. Dưa hành ăn cùng thịt kho, bánh chưng hay thịt quay đều rất ngon, khiến những món ăn nhiều đạm của ngày Tết trở nên bớt ngán hơn, hấp dẫn hơn.
Cách muối củ kiệu
Nguyên liệu:
- 1 kg kiệu
- Một ít tro bếp
- ½ kg đường trắng
- 2 muỗng canh muối hột
- Giấm trắng, cục phèn chua (bằng 1 lóng tay)
- 1 củ tỏi lột vỏ
Cách làm:
Sơ chế kiệu trước khi muối
- Hòa tan tro bếp với nước, thả kiệu vào và ngâm qua đêm. Nếu không có tro thì ngâm muối, thời gian ngâm sẽ ít hơn để kiệu không ngấm mặn.
- Vớt kiệu ra, cắt phần rễ và đuôi. Lưu ý: không cắt phần đầu phạm vào trong nếu không kiệu sẽ ngấm nước mà mất đi độ giòn ngon của kiệu. Đem ngâm kiệu vào nước muối. Có thể ngâm kiệu vào nước đá sẽ giòn hơn.
- Vớt kiệu ra, xả vài lượt nước cho sạch. Pha nước phèn chua rồi cho kiệu đã rửa vào. Đem phơi nắng một ngày cho hơi héo. Sau khi phơi xong, sơ chế lại kiệu thêm lần nữa, lột bớt màng kiệu và phần rễ khô còn sót lại.
Thực hiện ngâm kiệu
- Muốn củ kiệu giòn và ăn lâu ngày, bạn có thể cho đường vào trộn đều với kiệu, sau đó cho kiệu vào hũ đậy nắp lại ngâm từ 7-14 ngày. Đây là cách làm kiệu chua tự nhiên, vừa giúp kiệu giòn, có màu trong lại vừa để được lâu mà không sợ kiệu bị chua nhiều hay hóa rượu.
- Sau đó vớt kiệu ra. Nấu giấm cho sôi rồi để nguội, sau đó cho ít kiệu ngâm đường vào ngâm. Bước này giúp kiệu nhanh chua hơn, có vị chua chua đỡ ngán ngày Tết. Nếu không thích mùi giấm, bạn có thể bỏ qua công đoạn này vì ngâm đường 7-14 ngày kiệu đã lên men và có thể thưởng thức.
Chỉ vài bước đơn giản trên bạn đã có thêm một ngón ăn ngon chống ngán trong mâm cỗ ngày Tết của gia đình bạn rồi. Chúc các bạn thành công với cách làm củ kiệu ngon, trắng giòn chống ngán ngày Tết.
Theo Người Đưa Tin
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
Nấu phở bò sốt vang muốn thịt mềm, thơm ngon nhớ thêm gia vị này
Thả thứ này vào luộc cua ghẹ thịt chắc nịch thơm ngon, đậm đà ai cũng thích
Cơm nguội còn thừa đừng rang theo cách cũ, làm thế này ăn ngon, trẻ con cũng thích
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua