Cách nặn mụn an toàn và tránh để lại vết thâm
Làm sạch da hoàn toàn trước khi nặn mụn
Đầu tiên, bạn phải tẩy trang toàn bộ lớp trang điểm và làm sạch vùng da mụn bằng nước muối sinh lý. Sau đó, bạn nhẹ nhàng lấy bông y tế thấm nước ấm (không phải nước nóng) đắp lên vùng da mụn trong khoảng 2 – 5 phút để làm mềm vùng da này. (Nếu bông nguội thì tiếp tục nhúng vào nước ấm để đắp).
Vệ sinh da trước khi nặn mụn sẽ tránh bị nhiễm trùng và để lại sẹo (Ảnh minh họa)
Châm nốt mụn
Khi mụn đã lên ngòi, bạn cần một dụng cụ đầu nhọn đã được sát trùng cẩn thận châm lên nốt mụn để tạo một cái lỗ. Không nên làm mạnh tay để chảy dịch mụn gây viêm nhiễm.
Bạn hãy dùng miếng bông sạch quấn quanh ngón tay để nặn mụn (hoặc dùng tăm bông), không dùng ngón tay bởi sẽ gây hỏng, sưng mô da. Việc đầu tiên nên làm là nắn bóp lên tục sát gần vùng mụn, sau đó mới bóp nhẹ vào vùng mụn, rất từ từ. Nếu mụn khó nặn, Renee khuyên bạn đừng quá cố bóp chúng gây hỏng mô da, hãy thử vào lúc khác, khi mụn thật chín.
Chấm dung dịch chuyên dùng cho da mụn hoặc dung dịch sát khuẩn
Bạn chấm dung dịch này lên vùng mụn vừa nặn để tránh nhiễm khuẩn. Vết mụn sẽ sớm se lại và không để lại vết thâm lâu.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Rùng mình trước clip bác sĩ nặn mụn to kinh hoàng
- Thực hư tin nam thanh niên bất ngờ tử vong vì... nặn mụn
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua