Cách phân biệt ung thư lưỡi với bệnh nhiệt miệng
Điểm tương đồng giữa triệu chứng của ung thư lưỡi và bệnh nhiệt miệng
Bệnh ung thư lưỡi và nhiệt miệng xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến là việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn, viêm nhiễm lưỡi mãn tính. Thêm vào đó là những thói quen uống bia rượu, hút thuốc lá, ăn nhiều đồ nướng, đồ rán, mỡ thực vật, đồ cay nóng, ăn ít rau của quả và thiếu hụt vitamin A, D, E... Các nguyên nhân thường có sự kết hợp với nhau để thúc đẩy sinh ra bệnh.
Một số dấu hiệu thường nhầm lẫn giữa ung thư lưỡi và nhiệt miệng như: Trên lưỡi bệnh nhân thấy xuất hiện các mảng đốm màu đỏ hoặc màu trắng. Nhiều người cho rằng hiện tượng này do nóng trong nên chỉ đơn thuần sử dụng các biện pháp chữa nhiệt miệng thông thường. Lâu dần, các đốm này sẽ lan rộng, lở loét, ảnh hưởng trực tiếp đến ăn uống, sinh hoạt. Khi thấy bất kỳ các dấu hiệu kể trên, bạn đừng chủ quan cho rằng đó là nhiệt miệng, mà nên nhanh chóng đến các bệnh viên chuyên khoa để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh mọi trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Nhận biết nhiệt miệng
Viêm nhiễm khoang miệng, sưng đau, xuất hiện vết loét trong khoang miệng gây trở ngại cho việc nhai, nuốt của người bệnh.
Các vết loét chỉ có ở lưỡi, má trong, lợi và một số vị trí khác trong khoang miệng. Vết loét có màu trắng sữa, khiến vùng xung quanh bị sưng đau thậm chí là nổi hạch ở vùng quai hàm, hai bên má.
Thông thường các vết loét sẽ tự khỏi từ 7 - 10 ngày từ khi bắt đầu xuất hiện. Khi bệnh giảm thì tình trạng sưng, đau của các vết loét giảm dần đi, vùng niêm mạc có vết loét sẽ nhanh chóng lành lại sau đó.
Khi bị nhiệt miệng, bạn chỉ cần vệ sinh răng miệng kỹ càng, uống kháng sinh liều nhẹ hay bổ sung thêm vitamin nhóm B, C và ngưng sử dụng rượu bia, thuốc lá đồ ăn cay nóng sẽ khỏi sau 10 ngày.
Tuy nhiên, một số trường hợp các áp xe miệng bị viêm sưng kéo dài có thể phải dùng đến kháng sinh mạnh hơn và thời gian lành bệnh sẽ kéo dài lâu hơn các dạng nhiệt miệng thông thường.
Nhận biết ung thư lưỡi
Do đặc trưng của bệnh ung thư lưỡi rất dễ bị nhầm lẫn với nhiệt miệng, vì vậy mà khi phát hiện bệnh hầu hết các trường hợp đều ở giai đoạn cuối của bệnh.
Bên cạnh các triệu chứng bị lở loét ở lưỡi thì người bệnh sẽ thấy các triệu chứng khác như sụt giảm cân nhanh chóng, mệt mỏi toàn thân, lười ăn, lưỡi bị chảy máu, có u ở vùng lưỡi hay gặp khó khăn khi há miệng, nuốt thức ăn, nói…
Các vết loét ở lưỡi sẽ kéo dài, lâu khỏi, ngoài ra có thể lưỡi còn bị u cứng ở những vị trí nhất định. Do đó, khi có những dấu hiệu cảnh báo như trên bạn nên nhanh chóng gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám.
Các bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn làm sinh thiết tế bào ở vùng vết loét và sớm phát hiện ra ung thư lưỡi nếu bạn mắc bệnh. Từ đó sẽ có phương pháp điều trị bệnh thích hợp. Phát hiện bệnh càng sớm càng làm tăng khả năng chữa trị bệnh cho bạn.
Nếu khi đã ở giai đoạn cuối thì bắt buộc các bác sĩ phải cắt bỏ toàn bộ lưỡi của bạn như trường hợp ở trên để đảm bảo tính mạng cho bạn.
Nếu bạn đang phân vân không biết mình bị nhiệt miệng hay ung thư lưỡi, hãy tham khảo những thông tin trên đây. Sau đó, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị cho từng loại bệnh.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Sử dụng thuốc tăng cơ có thể mắc ung thư tinh hoàn
- 12 điều bạn cần thay đổi trong lối sống để tránh ung thư
- Những thực phẩm nên và không nên ăn dành cho dân văn phòng mắc bệnh xương khớp
- Thức khuya dùng điện thoại có gây ung thư vú?
- Ung thư gan phát triển trong lặng lẽ, khi có dấu hiệu này là gan đang 'kêu cứu'
- 70% nữ giới bị suy giãn tĩnh mạch chân: Đừng bỏ lỡ 5 giải pháp tiết kiệm và an toàn này
- Mẹ bỉm sữa được lợi gì nếu dùng nước muối sinh lý đơn liều để vệ sinh mắt mũi cho trẻ
- 4 loại thảo dược hỗ trợ đắc lực cho bệnh giãn tĩnh mạch chân
- Thảo dược quý từ Pháp khắc tinh của bệnh giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua