Cẩn trọng khi chữa ung thư bằng thảo mộc
Bác sĩ Foo Kian Fong, tư vấn cấp cao tại Trung tâm Ung thư Parkway, Singapore, nhìn nhận một số loại thuốc y học cổ truyền có tác dụng bổ trợ hữu hiệu cho người bị ung thư. Tuy nhiên bất kỳ thảo dược nào cũng có "hai mặt", vì vậy trước khi quyết định sử dụng phương thuốc bổ trợ nào, bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ chuyên khoa ung thư để được tư vấn và hướng dẫn sử dụng phù hợp.
Nấm linh chi là vị thuốc bổ thường được bệnh nhân ung thư sử dụng. Ảnh: namlinhchi. |
Nghiên cứu tại Singapore, hơn 50% bệnh nhân ung thư có sử dụng thảo dược bổ sung và thay thế (gọi tắt là CAM), song đến 46% bệnh nhân không báo cho bác sĩ ung thư của họ biết. Các chuyên gia cảnh báo điều này rất nguy hiểm bởi trên thực tế các thành phần thảo mộc có thể phản ứng với liệu pháp hóa trị hoặc xạ trị gây tác dụng ngược cho sức khỏe của người bệnh.
Ung thư có thể trở nên nặng hơn nếu bệnh nhân sử dụng đơn thuốc y học cổ truyền đa thành phần. Trên thực tế, một bài thuốc có thể bao gồm 15 đến 20 loại thảo mộc để điều trị nhiều yếu tố gây ung thư, chẳng hạn như rối loạn chức năng, giảm đờm, lưu thông khí huyết... "Để đảm bảo thuốc không gây tác dụng ngược, bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa về bất kỳ loại thuốc nào bạn muốn sử dụng. Nếu thuốc đó an toàn, bác sĩ sẽ tư vấn về số lượng và thời gian dùng phù hợp", bác sĩ Foo khuyên.
Theo bác sĩ Foo, một số ưu và nhược điểm của các loại thảo mộc bổ trợ phổ biến như sau:
Nấm linh chi: Giúp cải thiện hệ miễn dịch của người bệnh và chống mệt mỏi. Tuy nhiên, quan sát lâm sàng cho thấy 25% bệnh nhân dùng nấm linh chi khi đang hóa trị lại gặp các vấn đề gan.
Thảo mộc chứa hormone: Người ung thư vú có thụ thể hormone dương tính như ER- hoặc PR- dương tính nên tránh dùng thảo mộc chứa phytoestogen. Những loại thảo mộc này bao gồm nhân sâm, đảng sâm, bách xù, khoai lang, dâm dương hoắc, DHEA và thiên ma. Phân tích dược lý cho thấy nhân sâm chứa chất chống oxy hóa, có thể làm giảm hiệu quả của phác đồ xạ trị ung thư.
Đông trùng hạ thảo: Các thí nghiệm gần đây về tế bào ung thư ghi nhận đông trùng hạ thảo chứa 4 thành phần phụ có hoạt động chống oxy hóa và chống ung thư. Tuy nhiên đến nay chưa có nghiên cứu hay báo cáo khoa học uy tín nào khẳng định tác động tích cực này trên bệnh nhân ung thư.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Biểu hiện ung thư phổi giai đoạn đầu nhiều người mắc mà chủ quan không biết
- Mỹ khuyến cáo tránh mua thuốc trị ung thư giả trên mạng
- Xuất hiện dấu hiệu này bạn nên nghĩ đến ung thư tuyến nước bọt
- Mẹo ăn uống, vận động để tăng khả năng chiến đấu với ung thư
- 70% nữ giới bị suy giãn tĩnh mạch chân: Đừng bỏ lỡ 5 giải pháp tiết kiệm và an toàn này
- Mẹ bỉm sữa được lợi gì nếu dùng nước muối sinh lý đơn liều để vệ sinh mắt mũi cho trẻ
- 4 loại thảo dược hỗ trợ đắc lực cho bệnh giãn tĩnh mạch chân
- Thảo dược quý từ Pháp khắc tinh của bệnh giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua