Dòng sự kiện:

Cảnh báo biến chứng tiểu đường: Vết xước nhỏ cũng có thể phải đoạn chi

Nhập viện trong tình trạng trầm cảm nặng vì chỉ định phải cắt chân, ông H. (Thái Bình) không ngờ có ngày, biến chứng tiểu đường lại làm cho một vết xước nhỏ ở bàn chân cũng trở thành ổ nhiễm khuẩn, hoại tử nặng và cướp mất nửa bàn chân của mình.

Cắt cụt nửa bàn chân chỉ vì... một vết xước ở ngón út

Ông  H. là một trong rất nhiều người bệnh tiểu đường không nghĩ rằng biến chứng tiểu đường lại xảy ra với mình.

Người tiểu đường lầm tưởng chỉ cần ổn định đường huyết là sẽ không mắc biến chứng

Thời điểm mới chẩn đoán tiểu đường, ông H nghĩ rằng “bệnh này cũng bình thường thôi”, chỉ cần ăn uống kiêng khem, luyện tập đầy đủ và đường huyết ổn thì sẽ không mắc biến chứng. Chẳng ngờ, biến chứng tiểu đường lại xuất hiện sớm như vậy: “Tôi bị xước một ít ở ngón chân út, vết thương không lành mà cứ thế loét ra. Nhập bệnh viện tuyến huyện, biết là biến chứng tiểu đường, bác sĩ chuyển ngay lên tuyến tỉnh. Điều trị ở bệnh viện tỉnh 15 ngày không thấy tiến triển. Lên tuyến trên, nửa bàn chân đã bị hoại tử nặng rồi, bác sĩ bảo không còn cách nào khác phải cắt chân, để lâu có khi phải cắt lên cao qua mắt cá, thậm chí lên gần đầu gối”.

Sốc vì đột nhiên mất đi một phần cơ thể

Hơn cả nỗi đau đớn về thể chất, những hệ lụy về mặt tinh thần và gánh nặng về chi phí điều trị biến chứng tiểu đường mới thực sự đáng sợ.

một bác sĩ tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, mỗi ngày khoa khám bệnh tiếp nhận khoảng 30 người đến khám biến chứng tiểu đường, trong đó 5 – 6 người phải nhập viện: “Hầu như ngày nào cũng có bệnh nhân nhập viện do biến chứng bàn chân. Tâm trạng của người bệnh rất là sốc và lo lắng, họ không nghĩ vết loét bé tí mà nặng nề đến thế. Nhưng thực tế, với người tiểu đường thì vết loét điều trị rất phức tạp, rất tốn kém về kinh phí, thời gian.”

còn theo một bác sĩ tại Khoa chăm sóc bàn chân  , Bệnh viện Nội tiết Trung ương, bệnh lý bàn chân là “tảng băng chìm”, những gì chúng ta nhìn thấy chỉ là phần nổi, còn phần chìm bên trong rất nhiều: Đó là vòng xoáy bệnh lý của nhiễm trùng, biến chứng thần kinh và biến chứng mạch máu. Chính điều này làm cho việc điều trị biến chứng tiểu đường trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Ổn định đường huyết không đủ để kiểm soát biến chứng tiểu đường

Trong buổi tư vấn về biến chứng tiểu đường ngày 18/1/2018, GS.TS Thái Hồng Quang – Chủ tịch Hội Nội tiết Đái tháo đường Việt Nam khẳng định: “Ổn định đường huyết chưa đủ để phòng ngừa biến chứng tiểu đường.”

Theo GS.TS Thái Hồng Quang, nếu chỉ hạ đường huyết thì chưa đủ để phòng ngừa và điều trị biến chứng tiểu đường, vì biến chứng là diễn tiến tự nhiên của căn bệnh này.

Hạ đường huyết chỉ giúp trì hoãn sự xuất hiện của biến chứng chứ không hoàn toàn ngăn cản được chúng, đặc biệt là biến chứng ở mạch máu lớn và những hệ lụy của rối loạn chuyển hóa chất béo (lipid), chất đạm (protein) và rối loạn huyết động (lưu thông máu).

Vì thế, ngày nay việc điều trị bệnh tiểu đường không đơn thuần chỉ là làm giảm lượng đường trong máu về sát ngưỡng bình thường, mà còn phải điều trị tốt các rối loạn chuyển hóa, giảm các yếu tố có hại cho tim mạch như viêm mạn tính và stress oxy hóa.

GS Thái Hồng Quang tư vấn phòng và điều trị biến chứng tiểu đường

Giải pháp hỗ trợ kiểm soát biến chứng tiểu đường

Kiểm soát biến chứng tiểu đường là kiểm soát rối loạn chuyển hóa. Ngoài thuốc điều trị, chế độ ăn uống và luyện tập thì các sản phẩm có chứa hoạt chất sinh học thiên nhiên được chiết xuất từ Câu kỷ tử, Hoài sơn, Mạch môn đã được chứng minh có khả năng giúp cơ thể tự điều chỉnh và cân bằng rối loạn chuyển hóa. Đồng thời, chúng còn tạo ra mạng lưới chống oxy hóa mạnh mẽ để giảm giảm viêm và stress oxy hóa, ngăn chặn và cải thiện biến chứng tiểu đường hiệu quả.

Chủ động phòng ngừa biến chứng tiểu đường ngay từ hôm nay là cách bảo vệ bạn khỏi những tổn thương về thể chất và tinh thần, cũng như giúp cho người thân của bạn tránh được gánh nặng về chi phí điều trị. Đừng để một vết xước nhỏ hạ gục bạn vì biến chứng tiểu đường!

Nguồn: Gia đình Việt Nam