Cảnh báo: Hôn vào môi và mớm cơm cho trẻ có thể lây nhiều bệnh
Chị P.N, TP.HCM chia sẻ, cô con gái gần 1 tuổi của chị ban đầu chỉ sốt, quấy khóc. Khi đi khám được bác sĩ chẩn đoán mắc tay chân miệng, tuy nhiên bé có biểu hiện bệnh nặng hơn, môi nứt chảy máu, không ăn được, sút cân nhanh nên được chỉ định chọc tuỷ để xét nghiệm.
Đến sáng qua, bác sĩ thông báo kết quả, bé bị viêm màng não và đang điều trị tích cực.
“Trên thế giới đã khuyến cáo không mớm đồ ăn hay hôn trẻ nhỏ, đã có những em bé không qua khỏi do hành động đó của người lớn. Trong nước bọt có thể truyền rất nhiều bệnh và diễn biến khôn lường khi vào cơ thể trẻ”, chị N. chia sẻ.
Không nên hôn, mớm cơm cho trẻ
Hiện tại rất nhiều người Việt vẫn giữ thói quen mớm cơm hoặc hôn môi trẻ khi gặp.
BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, BV Bệnh nhiệt đới TƯ cho biết, xét về mặt lý thuyết, tất cả những bệnh lý lây truyền qua đường hô hấp, lây truyền qua nước bọt hoặc tiếp xúc trực tiếp đều có thể lây qua nụ hôn.
Trong đó các bệnh lây qua đường hô hấp phổ biến như vi khuẩn lao, vi khuẩn não mô cầu hoặc virus cúm, sởi, quai bị...
Các bác sĩ khuyến cáo không nên hôn môi và mớm cơm cho trẻ.
“Thông thường chúng hay lây qua những giọt nhỏ phát sinh khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện. Xét về lý thuyết, khi hôn cũng có thể gây lây lan những bệnh này dù trên thực tế ít phổ biến”, BS Cấp thông tin.
Bệnh lây qua tiếp xúc, phổ biến là virus Herpes, chúng có thể gây các vết loét, mụn nước dạng herpes trên da, thường ở vùng bán niêm mạc hoặc virus có thể xâm nhập, tồn tại dạng “ngủ” âm thầm trong người, đến khi có điều kiện thuận lợi sẽ tái hoạt động gây chốc mép, zonar, thậm chí viêm não do herpes.
Virus cytomegalo (CMV) cũng thuộc nhóm Herpes. Nó lây lan qua dịch cơ thể như nước bọt, nước tiểu hoặc máu.
Khi một người bị nhiễm CMV, virus sẽ ở lại trong cơ thể suốt đời. Nhiễm CMV thường không gây bệnh nghiêm trọng, tuy nhiên nếu bào thai bị nhiễm CMV có thể có những rối loạn phát triển nghiêm trọng. Ngoài ra ở những người có sức đề kháng kém chúng có thể gây tổn thương phổi, gan, hoặc bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng.
Với đường nước bọt, nhiều virus đường ruột có thể lây truyền qua như virus gây bệnh tay chân miệng, enterovirus, virus gây bại liệt, tiêu chảy...
“Người ta cũng cho rằng vi khuẩn gây viêm loét dạ dày H. Pylory cũng có thể lây qua nước bọt nên những hành vi như mớm thức ăn cho trẻ nhỏ có thể khiến vi khuẩn này lây lan”, BS Cấp khuyến cáo.
Tuy vậy, BS Cấp cho biết, trên thực tế có rất ít trường hợp lây bệnh được xác định chắc chắn truyền qua nụ hôn, nên có thể coi đây là con đường lây truyền thứ yếu đối với những bệnh lý kể trên.
Dù vậy, khi người lớn đang mắc các bệnh hô hấp, cúm, tay chân miệng... cần tránh tiếp xúc với trẻ.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Người Việt ăn thường chấm chung chén nước mắm, coi chừng lây bệnh nguy hiểm
- Khám phá công dụng phòng ngừa hàng loạt bệnh nguy hiểm của củ cải trắng
- Thai phụ mang bụng bầu hình trái tim cảnh báo bệnh nguy hiểm
- 9 vị trí đau trên cơ thể cảnh báo bệnh nguy hiểm bạn đừng chủ quan
- Hơn 10 loại bệnh nguy hiểm 'trực chờ' tấn công bạn nếu lười ăn rau
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua