Cảnh báo nguy hiểm từ việc treo đồ chơi để con ngắm
Mới đây, bé Nam Nam, 1 tuổi (Trung Quốc) được người thân đưa tới bệnh viện trong tình trạng hai mắt lệch nhau, tròng mắt luôn hướng vào trong bất thường. Theo bác sĩ, mắt Nam Nam có khả năng rơi vào tình trạng “mắt lười biếng”, hai tròng mắt hướng về phía mũi hay còn gọi là lác.
Trẻ từ sơ sinh đến 5 tháng tuổi thường dễ dàng mắc các triệu chứng lác bởi thời gian này mắt bé chưa được phát triển toàn diện. (Ảnh minh họa)
Mẹ Nam Nam cho biết, từ khi sinh bé sở hữu đôi mắt to tròn và sáng, không hề mắc các dị tật bẩm sinh về mắt. Cô cảm thấy hạnh phúc khi có con gái xinh đẹp và hoàn toàn bất ngờ khi bác sĩ chẩn đoán bé bị lác.
Sau khi được bác sĩ nhắc nhở, người mẹ đã thừa nhận sự cẩu thả trong việc dỗ dành con mỗi khi khóc bằng cách treo những món đồ chơi nhỏ ở đầu giường và mỗi lần như thế Nam Nam có thể chơi một mình rất ngoan. Cô rất hối hận vì thói quen tưởng chừng vô hại nhưng để lại hậu quả khó lường cho con.
Độ tuổi nào trẻ dễ mắc triệu chứng lác?
Bác sĩ cảnh báo trẻ từ sơ sinh đến 5 tháng tuổi thường dễ dàng mắc các triệu chứng lác bởi thời gian này mắt bé chưa được phát triển toàn diện. Treo đồ chơi quá gần xung quanh giường khiến mắt bé rơi vào tình trạng “esotropia” hay còn gọi “mắt lười biếng” hai tròng mắt hướng về phía mũi hay còn gọi là lác.
Nếu trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi có biểu hiện lệch mắt, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để xác định chính xác và có phương pháp điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, các bé 4-6 tuổi hoàn toàn có thể điều trị, thậm chí trị dứt điểm tình trạng mắt lác.
Thói quen của mẹ tưởng chừng vô hại nhưng có thể khiến con bị lác. (Ảnh minh họa)
Làm thế nào để bé không bị lác
- Các chuyên gia cho biết, cha mẹ nên dành thời gian nói chuyện, chơi cùng bé tránh để bé quá tập trung vào một vật dẫn đến lệch thị lực.
- Thường xuyên thay đổi cách trang trí giường ngủ để bé thấy sự mới lạ, quan sát xung quanh, tránh nhìn chằm chằm một hướng.
- Tuyệt đối không tự ý che mắt trẻ bởi những tháng đầu là giai đoạn nhạy cảm nhất cho sự phát triển thị giác, việc che mắt trẻ có thể gây rối loạn thị lực vĩnh viễn ở trẻ nhỏ.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Cảnh báo từ người mẹ có con gái bị kẻ ấu dâm dụ dỗ qua mạng Internet
- Cảnh báo nguy cơ nhiễm độc chì từ đồ chứa thực phẩm
- Cảnh báo tình trạng trẻ em Việt Nam đang có nguy cơ bị mất ngủ trầm trọng
- Video cảnh báo điểm mù của ô tô cần tránh
- Những dấu hiệu cảnh báo bạn bị tiểu đường
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua