Cảnh gia đình Hà Nội ba thế hệ đầm ấm bên nồi bánh chưng Tết
Ông Nguyễn Nhật Nguyện là út trong gia đình có 8 anh chị em. Vì nhà cửa rộng rãi nên năm nào ông cũng giành việc tổ chức gói bánh chưng tại nhà mình, tổ chức thành dịp các anh chị em tụ về xum họp, liên hoan cuối năm.
Để lấy nguyên liệu gói bánh, gói giò, ông Nguyện đặt mua cả con lợn 130 kg, 70 kg gạo, 18 kg đỗ và 800 lá dong loại đẹp. Từ sáng sớm, tất cả anh em, con cháu trong gia đình đã có mặt tại nhà ông Nguyện để bắt đầu gói bánh.
Gia đình ông coi đây như một ngày vui nhất trong năm khi có mặt đầy đủ 3 thế hệ gặp gỡ, vui chơi trong thời gian gói và luộc bánh chưng. Trong ảnh là các anh trai của ông Nguyện trổ tài gói bánh trong khi các chị và các cháu phụ giúp phần bếp núc.
Công thức gói bánh chưng vẫn được giữ nguyên từ thời bố mẹ ông Nguyện, không thay đổi, và chỉ làm thêm bánh chưng chay, bánh chưng ngọt để làm quà cho trẻ con.
Lúc gói bánh cũng là thời điểm bố mẹ truyền dạy lại kinh nghiệm cho con cháu gói sao cho bánh thật vuông mà bánh vẫn chắc trong khi không dùng khuôn gỗ.
Không gian ngày Tết với bánh chưng xanh câu đối đỏ truyền thống vẫn được gia đình ông Nguyện yêu thích.
Người cháu của ông Nguyện là Bùi Vinh Thanh năm nào cũng sửa soạn nghiên bút để tự tay viết những câu đối cho gia đình.
Ông Nguyện cho biết, câu đối tâm đắc nhất của chi họ Nguyễn Nhật là: “Gia đình hòa thuận quanh năm Tết. Con cháu thảo hiền bốn mùa xuân”.
Khu vực nhà ông Nguyện xưa là An Phú (nay là phường Nghĩa Đô) có nghề làm kẹo nha truyền thống, bã nha để nuôi ngan thịt rất ngon, vì thế người Hà Nội xưa muốn ăn thịt ngan ngon đều về An Phú để mua.
Theo truyền thống gia đình, ngày gói bánh chưng là ngày mọi người đều phải có mặt để con cháu được vui chơi cùng nhau, tạo sự gắn kết trong dòng họ.
Cả nhà tíu tít mỗi người một việc, bắt đầu gói từ khoảng 9h nhưng đến 15h mới bắt đầu bắc nồi luộc bánh vì số lượng bánh chưng lên đến 180 chiếc các loại.
Ông Nguyện đặt riêng 2 thùng inox chuyên để nấu bánh chưng Tết, chi phí gói bánh và các việc lớn trong họ được đại gia đình đóng góp thành quỹ.
Trò chuyện vui vẻ bên nồi bánh chưng ấm cúng.
Ông Nguyện cho biết, việc gói bánh không chỉ để ăn ngày Tết, điều quan trọng là tạo dịp con cháu họ hàng được gặp gỡ, chia sẻ vui buồn để củng cố mối quan hệ gia đình luôn bền chặt.
Dân trí
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Coi trọng kiến thức không phải cách dạy trẻ tốt nhất
- Những thói quen của cha mẹ có ảnh hưởng xấu đến hành vi ăn uống của trẻ
- 6 loại bánh chưng độc đáo đắt khách cho Tết
- Bí quyết gói bánh chưng ngon và xanh tự nhiên
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua