Cảnh giác trước những món ăn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm sán
Nem chua là món ăn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm sán
Nem chua là một trong những món ăn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm sán cao (Ảnh: Internet)
Nem chua là món khoái khẩu của nhiều người, nhất là dân mê nhậu. Nem chua sống được làm từ da lợn, thịt lợn, đường, gia vị... rồi cho lên men lactic. Trong quá trình chế biến và bảo quản, nếu không bảo đảm được vô trùng, món này rất dễ bị nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn do nhiều dụng cụ, nơi sản xuất, người chế biến... Thính và thịt nếu để quá hạn và gặp môi trường ẩm cũng rất dễ tạo ra nấm mốc và vi khuẩn độc hại.
Ngoài ra, nem chua chỉ là món thịt tái, không được đun nấu kỹ càng nên người ăn rất dễ nhiễm sán dây lợn khi ăn phải nem được làm từ thịt lợn gạo. Lợn mà trong cơ có chứa các nang ấu trùng sán, sùi lên những nốt màu trắng cứng, nhỏ, nên thường được gọi là "lợn gạo".
Nguy cơ nhiễm sán vì ăn rau sống
Rau sống ăn kèm với nhiều món ăn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm sán cho người ăn (Ảnh: Internet)
Rau sống là một trong những loại thực phẩm có nguy cơ làm lây nhiễm sán cao nhất, điển hình như các loại rau xà lách, rau mùi... Trong quá trình chăm sóc, việc tưới, bón bằng nước bẩn, phân tươi khiến cho ký trình sinh sôi. Các loại rau này lại thường dùng để ăn sống, không qua chế biến bằng nhiệt độ nên nguy cơ nhiễm sán là rất lớn.
Ốc là món ăn có thể mang nhiều sán
Ốc là loài sống trong môi trường bùn đất, thường ẩn chứa nhiều kí sinh trùng có hại như sán (Ảnh: Internet)
Theo các chuyên gia, mỗi con ốc có thể chứa 3.000-6.000 ký sinh trùng giun ống. Do đó, nên ăn ốc chín, tuyệt đối không ăn ốc chín tái. Loại bỏ ruột ốc và não ốc khi ăn. Ruột ốc nằm ở đuôi ốc chứa nhiều chất bẩn, không nên ăn. Não ốc nằm ở đầu có chứa các chất độc, dễ gây chóng mặt, ngộ độc thực phẩm nếu ăn số lượng nhiều.
Trước khi nấu, cần sơ chế sạch bằng cách ngâm ốc trong nước sạch nhiều lần. Hoặc ngâm ốc với nước gạo và ớt để chúng nhả hết bùn rồi chế biến thật kỹ để đảm bảo an toàn.
Lươn, cua, tôm hùm đất sống trong bùn cũng mang nhiều ký sinh trùng. Do đó cần vệ sinh kỹ trước khi ăn để tránh ngộ độc.
Thịt bò tái, bít tết
Món bít tết ngon nhưng nếu chế biến không kĩ có thể nhiễm sán (Ảnh: Internet)
Chia sẻ với VnExpress, bác sĩ Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết, ăn thịt bò tái có nguy cơ nhiễm các ký sinh trùng như sán dải bò (sán xơ mít), sán lá gan... Các ký sinh trùng này có thể gây bệnh tại hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến ruột, gan và các cơ quan khác trong cơ thể.
Ngoài ra, thịt sống là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển nếu bảo quản không đúng cách, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa và các hậu quả khác.
Cần áp dụng nguyên tắc "ăn chín uống sôi" và không ăn thịt bò tái.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Sán lợn bị tiêu diệt khi nào, có nguy hiểm không?
- Chấn chỉnh bữa ăn trường học sau vụ hàng loạt học sinh Bắc Ninh nhiễm sán lợn
- Chưa thể "đổ tội" cho thịt lợn gạo là nguyên nhân khiến hàng trăm trẻ nhiễm sán lợn
- 70% nữ giới bị suy giãn tĩnh mạch chân: Đừng bỏ lỡ 5 giải pháp tiết kiệm và an toàn này
- Mẹ bỉm sữa được lợi gì nếu dùng nước muối sinh lý đơn liều để vệ sinh mắt mũi cho trẻ
- 4 loại thảo dược hỗ trợ đắc lực cho bệnh giãn tĩnh mạch chân
- Thảo dược quý từ Pháp khắc tinh của bệnh giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua