Cắt rốn bằng kéo tại nhà, bé sơ sinh tử vong vì uốn ván
Ngày 30/7, bác sĩ Phan Thanh Huy - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn cho biết, sau thời gian nỗ lực cấp cứu, giành sự sống cho bé P.V.L. (6 ngày tuổi, trú tại huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn) song bất thành, cháu đã tử vong do nhiễm trùng uốn ván.
Bệnh nhi từng được người thân tự cắt rốn bằng kéo và bị nhiễm trùng đã không thể qua khỏi. Ảnh: BVCC
Đây là ca bệnh nhiễm trùng uốn ván đầu tiên xuất hiện trở lại tại Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn sau gần 20 năm vắng bóng.
Được biết, bé L. là con thứ tư trong gia đình dân tộc Dao, nhập viện trong tình trạng sốt, co giật toàn thân, môi tím, cứng hàm. Mẹ của bé trong các lần mang thai trước đều không tiêm phòng uốn ván và tự sinh con tại nhà. Lần này, sau khi sinh, người nhà tự cắt cuống rốn cho bé bằng kéo chưa được vô khuẩn. Bé được chẩn đoán nhiễm trùng uốn ván rốn.
Uốn ván sơ sinh (dân gian gọi là sài uốn ván) là một bệnh nguy hiểm, gây tử vong cao. Bệnh do trực khuẩn uốn ván gây ra. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do dụng cụ cắt cuống rốn không đảm bảo vô khuẩn, nhất là những trẻ được đỡ đẻ tại nhà, làm cho vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể. Việc chăm sóc cuống rốn cho trẻ sau khi sinh không đảm bảo vệ sinh, dẫn tới bị bệnh.
Giai đoạn đầu của bệnh, trẻ khóc nhiều, sau đó xuất hiện dấu hiệu chum môi, không bú được, co giật. Với bất cứ kích thích nhẹ nào, như âm thanh, ánh sáng đều lên cơn co giật, cơn co giật mạnh liên tục sẽ kèm theo những cơn ngừng thở, có thể đe dọa đến tính mạng trẻ.
Tỷ lệ trẻ tử vong do uốn ván sơ sinh khá cao (34-50%). Một số trường hợp mặc dù được điều trị qua khỏi nhưng để lại những di chứng nặng nề như động kinh, kém phát triển tinh thần, trí tuệ, vận động…
Các bác sĩ khuyến cáo, để phòng uốn ván sơ sinh, sản phụ cần tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Mũi thứ hai sau mũi thứ nhất một tháng và phải trước khi đẻ ít nhất là 15-30 ngày. Vì người mẹ có thể truyền cho thai nhi lượng miễn dịch chống uốn ván cho đến tháng đầu sau đẻ. Nếu trẻ đẻ trong điều kiện không đảm bảo vô khuẩn, đẻ rơi và người mẹ chưa được tiêm phòng uốn ván trong lúc mang thai thì nên tiêm phòng uốn ván với SAT 1.500 đơn vị, tiêm bắp một lần sau đẻ.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Choáng váng với bé sơ sinh 18kg, nặng nhất trong lịch sử các ca sinh thế giới
- Bi kịch câu chuyện bé sơ sinh bị chôn sống
- Bú đều đặn trong 3 ngày, bé sơ sinh vẫn qua đời...vì đói
- Cứu kịp thời bé sơ sinh bị chôn sống
- Hầu như bé sơ sinh nào cũng mắc bệnh ngoài da này, mẹ đừng xem nhẹ
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua