Cậu bé 9 tuổi có hơn 50 viên sỏi trong thận do thói quen ăn uống này
Xiao Xuan năm nay 9 tuổi, thỉnh thoảng có kêu với bố mẹ là bị đau bụng nhưng bố mẹ cậu nghĩ rằng đó là chuyện bình thường và bụng sẽ hết đau ngay thôi. Nhưng đột nhiên một ngày Xiao Xuan đi tiểu ra máu khiến cả nhà lo lắng sợ hãi và vội vàng đưa con đến bệnh viện để kiểm tra.
Kết quả kiểm tra đến ngay cả bác sĩ cũng không thể tin nổi. Thông thường, người lớn chỉ cần một viên sỏi có kích cỡ 0.5cm cũng đã đủ để gây tắc nghẽn đường tiết niệu.
Còn trong tình huống của Xiao Xuan, trong thận cậu bé có viên sỏi to khoảng 2.7cm và rộng khoảng 1.7cm, tương đương với một quả trứng cút. Ngoài ra, trong thận của cậu còn có rất nhiều những viên sỏi nhỏ khác, điều này đã gây tắc nghẽn đường tiết niệu và gây tích tụ nước ở thận phải.
Qua ca phẫu thuật, bác sĩ đã lấy ra 56 viên sỏi. Điều này không chỉ khiến cả nhà sợ hãi mà các bác sĩ tại bệnh viện cũng vô cùng ngạc nhiên.
Nhiều người tỏ ra nghi ngờ khi cho rằng ở độ tuổi như vậy thì tại sao lại có nhiều sỏi trong thận đến như vậy? Trường hợp trẻ em có sỏi thận là rất hiếm, chỉ chiếm 2-3% các trường hợp. Và nguyên nhân hầu hết là từ chế độ ăn uống.
Sau khi hỏi về chế độ ăn uống của Xiao Xuan, cuối cùng các bác sĩ cũng có câu trả lời. Xiao Xuan rất thích ăn thịt, hầu như bữa nào cũng phải có thịt.
Bên cạnh đó, trong khẩu phần ăn của cậu bé thường có trứng, hamburger, cola, kem, sữa... đồng thời Xiao Xuan cũng rất hiếm khi uống nước, cho dù tập thể dục ra nhiều mồ hôi đến đâu.
Cần uống đủ nước mỗi ngày để ngăn ngừa sỏi thận và sỏi tiết niệu.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong thịt đỏ có chứa hàm lượng protein cao, việc chuyển hóa protein trong cơ thể sẽ hạn chế quá trình bài tiết chất cặn bã, gây ra những tác động không hề nhỏ đối với thận.
Bên cạnh đó, đồ uống có ga có chứa axit photphoric gây ra những thay đổi tiết niệu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính. Ngoài ra, không uống đủ nước mỗi ngày cũng khiến các chức năng của thận bị suy giảm, uống ít nước sẽ khiến hệ tiết niệu ít có việc để làm, lượng nước tiểu lưu cữu, trở nên đậm đặc, chất đọng lại tăng lên, dễ hình thành sỏi thận và sỏi đường tiết niệu.
Những thói quen trong chế độ ăn uống của trẻ cần hạn chế
Cha mẹ nên hướng dẫn cho trẻ một chế độ ăn uống hợp lý ngay từ khi còn nhỏ, để trẻ biết nên ăn gì, không nên ăn gì nhiều, cảnh báo trẻ về ham muốn ăn uống không lành mạnh và dần dần thiết lập hành vi tốt trong ăn uống.
Uống nhiều nước và không nhịn tiểu là một cách hiệu quả để ngăn ngừa sỏi tiết niệu. Nhưng đồ uống có ga như cola rất giàu đường tinh luyện, không chỉ dễ làm người sử dụng phát phì mà còn thúc đẩy bài tiết canxi qua nước tiểu, tăng khả năng bị sỏi thận. Chang Ligao, giám đốc khoa tiết niệu, bệnh viện Litva Tứ Xuyên đã khuyên các cha mẹ nên chú ý đến 5 điều này trong chế độ ăn uống của con để hạn chế nguy cơ bị sỏi thận ở trẻ nhỏ:
Ăn đa dạng thực phẩm, không kén ăn hay chỉ ăn một loại thức ăn
Trên thế giới không có loại thực phẩm nào có thể cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần cho con người. Do đó, chúng ta phải chú ý đến việc đa dạng hóa chế độ ăn uống. Trẻ kén ăn hay chỉ thích ăn một loại thực phẩm sẽ không nhận được chế độ dinh dưỡng toàn diện gây nguy hại cho sức khỏe. Công thức nấu ăn hàng ngày nên bao gồm 5 nhóm thực phẩm bổ dưỡng để giúp trẻ có thể nhận đầy đủ dinh dưỡng cần thiết.
Không ăn quá nhiều, cũng không ăn quá ít
Ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít sẽ dẫn đến lượng chất dinh dưỡng cơ thể hấp thụ được bị sai lệch, phá hủy sự cân bằng, vì vậy các thực phẩm trong bữa ăn nên cần được cân đối sao cho hợp lý.
Ăn đúng giờ, không ăn nhiều đồ ăn vặt trước bữa chính
Thông thường, chúng ta thường ăn 3 bữa một ngày, điều này giúp chúng ta nạp đủ chất dinh dưỡng, phù hợp với đặc điểm sinh lý của hệ tiêu hóa con người. Nếu bạn ăn quá nhiều đồ ăn vặt trước bữa chính, nó sẽ ảnh hưởng đến lượng thức ăn bạn ăn sau đó. Một số trẻ em thường mua nhiều quà vặt trên đường phố sau giờ học buổi trưa và buổi chiều khiến chúng dễ bỏ bữa và ăn ít lại, cha mẹ cần kiểm soát và hạn chế việc này.
Chế độ ăn uống nên hạn chế các loại thực phẩm chiên xào, đồ ngọt như kem, kẹo, socola và đồ uống có ga
Nếu ăn quá nhiều dầu hoặc đường, trẻ em có thể mắc các bệnh như tăng huyết áp, tăng lipid máu, béo phì, bệnh mạch vành,... Ngoài ra, ăn nhiều đồ ngọt sẽ làm việc tiêu hóa trở nên khó khăn, gây ra các bệnh về tiêu hóa như táo bón và viêm dạ dày.
Không xem TV, đọc sách, chơi trong khi ăn
Không gian khi ăn uống cần yên tĩnh, thư giãn. Cha mẹ cần rèn cho con thói quen nhai chậm, uống kĩ, đồng thời không nên để trẻ xem tivi, đọc sách hay chơi trong lúc ăn.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Sinh non nặng vẻn vẹn 450 gam và 'không có ruột', cậu bé vẫn sống sót kỳ diệu
- Cậu bé 10 tuổi ngừng tim, nguy cơ sống thực vật vì loại đồ uống vạn lần trẻ nên tránh
- Vẫn còn đóng bỉm nhưng đã vượt qua loạt chướng ngại vật khó nhằn, cậu bé khiến dân mạng không khỏi trầm trồ
- Rơi từ tầng 3 cao 12 mét, cậu bé thoát chết nhờ sự trùng hợp không tưởng
- Xót lòng cậu bé 1 tuổi phải đeo mặt nạ khi ngủ
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua