Chân sưng phù: Đừng xem thường bởi đó là dấu hiệu của 7 vấn đề sức khỏe lớn
( KHOEVADEP ) - Khi bạn căng thẳng, đứng, ngồi nhiều tại nơi làm việc, vận động quá sức có thể bị phù bàn chân. Tuy nhiên, đó cũng có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Bệnh tim, gan hoặc thận
Chân sưng tấy có thể là vấn đề ở thận, gan, tim. Nếu mắt cá chân sưng vào buổi tối là dấu hiệu của việc giữ muối và nước do suy tim. Nếu có kèm thêm các triệu chứng như tăng cân, chán ăn, mệt mỏi thì bạn nên đi khám ngay.
Cục máu đông
Cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch chân có thể ngăn chặn dòng chảy của máu từ chân trở về tim và gây sưng mắt cá chân và bàn chân. Nếu kèm với triệu chứng đau dữ dội và chân đổi màu thì cần đến gặp bác sĩ ngay.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng cũng có thể khiến chân của bạn sưng ở bàn chân và mắt cá chân. Nguy cơ nhiễm trùng sẽ cao hơn ở những người bị tiểu đường hoặc các vấn đề với dây thần kinh ở bàn chân.

Suy tĩnh mạch
Một trong những triệu chứng ban đầu của suy tĩnh mạch là sưng mắt cá chân và bàn chân. Lúc này máu không đủ để di chuyển lên các tĩnh mạch từ chân lên tim.
Chấn thương bàn chân hoặc mắt cá chân
Chân cũng có thể bị sưng tấy trong trường hợp bạn bị bong gân mắt cá chân hoặc chấn thương dây chằng trong khi đi bộ, chạy,… Lúc này dây chằng bị kéo căng ra và gây sưng.
Biến chứng khi mang thai
Đây là một trong những vấn đề mà rất nhiều phụ nữ mang thai gặp phải. Ở một số phụ nữ, càng bước vào giai đoạn cuối của thai kì thì chân càng sưng to. Điều này có thể hết sau khi bạn sinh em bé ra nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh mà bạn không nên chủ quan.
Nếu có hiện tượng sưng tấy đột ngọt hoặc quá mức, đặc biệt kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng, buồn nôn và nôn, đau đầu thì cần phải đi khám bác sĩ ngay.
Trong một số trường hợp mang thai có nguy cơ cao, tiền sản giật là tình trạng có các triệu chứng như vậy và sản phụ phải đi khám ngay lập tức.
Phản ứng thuốc
Có một số loại thuốc có thể gây ra các phản ứng phụ như sưng mắt cá chân, bàn chân. Để biết chắc chắn, bạn nên tới bác sĩ để kiểm tra xem có phải bạn bị sưng phù chân do sử dụng thuốc hay không. Bác sĩ sẽ cân nhắc thay đổi loại thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng cho phù hợp.
Khỏe và đẹp
70% nữ giới bị suy giãn tĩnh mạch chân: Đừng bỏ lỡ 5 giải pháp tiết kiệm và an toàn này
Mẹ bỉm sữa được lợi gì nếu dùng nước muối sinh lý đơn liều để vệ sinh mắt mũi cho trẻ
4 loại thảo dược hỗ trợ đắc lực cho bệnh giãn tĩnh mạch chân
Thảo dược quý từ Pháp khắc tinh của bệnh giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua