Chế độ ăn uống cân bằng trong ngày Tết
Xác định bản thân là thể hàn hay thể nhiệt. Nếu thuộc thể nhiệt, khi ăn những món (thuộc dương) với đặc tính nóng hoặc cay, bạn sẽ bị nổi mụn, táo bón. Còn nếu là thể hàn, khi ăn các món (thuộc âm) có màu trắng, tím, xanh, dưa chua, cà muối, bạn sẽ bị đi tiêu lỏng và lạnh bụng.
Từ đó, xác định thực phẩm phù hợp với cơ thể mình để cân bằng âm dương trong thực đơn.
Xác định sự phù hợp của chế độ ăn hiện tại. Một số câu hỏi có thể tiết lộ cho bạn điều này. Thực đơn của bạn cần được nghiên cứu lại nếu như bạn cảm thấy mệt mỏi hay bị ốm vặt.
Ăn nhiều thịt và bánh chưng thì phải có dưa cà muối. Dưa cà muối là món ăn khó thiếu trong bữa cơm gia đình. Đặc biệt là dịp Tết. Nếu thịt chứa nhiều chất đạm, protein và chất béo thì dưa cà chứa nhiều vitamin, chất xơ, giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn.
Tuy nhiên, không được ăn quá nhiều dưa cà muối. Đặc biệt, bà bầu cần kiêng món này cũng như những món ăn lên men nói chung.
Bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả. Điều này sẽ cân bằng với lượng thịt giàu đạm và protein. Tốt nhất là ăn rau trước bữa ăn để khiến bạn nhanh no, kiểm soát đường huyết khi bạn đã ăn quá nhiều đồ ngọt và tinh bột.
Hãy chú ý chọn rau sạch để tránh những tình huống không mong muốn trong Tết.
Hạn chế thực phẩm nhiều muối, có trong đồ chế biến sẵn như xúc xích, giò chả, thịt hun khói. Chúng có thể gây béo phì và nhiều tác hại khác.
Giữ vững thói quen ăn uống. Không nên để những ngày này phá vỡ thói quen của bạn. Hãy ăn đủ 3 bữa, ăn không quá no và uống ít đồ có cồn, ga và chất kích thích.
Chú ý khi mắc bệnh mãn tính. Cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ, như bệnh nhân gút tránh đồ ăn nhiều đạm, hàm lượng chất béo cao; mắc bệnh dạ dày thì không ăn đồ cay, nóng, đồ nếp; bị bệnh thận, béo phì, tăng huyết áp không nên ăn bánh chưng…
Không ‘gặp đâu ăn đấy’. Mọi người đi chúc tụng nhiều nơi, nơi nào cũng được mời ăn uống. Mà từ chối lại khó nên thường dẫn đến tình trạng nạp 1 lượng quá lớn chất đạm, cũng như ăn quá nhiều bữa ‘đầy thịt’ trong thời gian ngắn (3 ngày Tết) dễ dẫn để rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đầy hoặc trướng bụng.
Nên ăn đồ tươi, nóng, tránh đồ nguội hoặc chế biến sẵn. Đồ nguội chứa các chất béo bão hòa xấu, làm tăng Cholesterol, dễ gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp.
Hạn chế đồ uống có cồn, chỉ nên uống chút rượu vang hoặc sâm panh để kích thích tiêu hóa. Uống nhiều nước lọc và ăn hoa quả tươi. Tuy nhiên không ăn quá nhiều hoa quả, hoặc ăn hoa quả thay cơm.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Bí quyết giúp mẹ chăm con nhỏ nhàn tênh dịp Tết
- Có khoai sọ, gừng trong nhà không sợ bệnh dạ dày 'hỏi thăm' dịp Tết
- Ăn một bữa thịnh soạn dịp Tết có thể làm tăng cân không?
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua