Dòng sự kiện:

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu ở 3 tháng cuối thai kỳ

15:00 07/11/2015
Để có đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển, và chuẩn bị cho hành trình "đẻ đau" sắp tới, 3 tháng cuối thai kỳ mẹ cần bổ sung những thực phẩm dưới đây.

 

 

 

[mecloud]lRU8qLOZFN[/mecloud]

Những dưỡng chất cần thiết trong 3 tháng cuối

- Chất béo: Tam cá nguyệt thứ ba là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển quá trình trao đổi chất ở bé. Đó là khi não bộ phát triển các kết nối liên quan đến quá trình trao đổi chất. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu nên bổ sung chất béo lành mạnh trong thực đơn để hỗ trợ quá trình mang thai và chuẩn bị cho con bú.

- Vitamin C: Là thành phần không thể thiếu trong quá trình hình thành các mô liên kết ở da, xương, đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương và tăng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, mẹ bầu không thể bỏ qua vitamin C trong những tháng cuối thai kỳ. Lượng vitamin C cần thiết trong giai đoạn mang thai khoảng 85 mg mỗi ngày, và 120 mg đối với những phụ nữ đang cho con bú.

- Chất sắt: 3 tháng cuối thai kỳ, khối lượng máu tăng vọt lên khiến mẹ bầu phải đặc biệt bổ sung thêm sắt cho cơ thể. Thiếu sắt trong giai đoạn này có thể dẫn đến mất máu quá nhiều trong quá trình sinh con bởi máu không thể đông lại.

- Protein: Có mặt trong suốt 9 tháng mang thai của mẹ, protein đặc biệt có vai trò quan trọng trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Các axit amin trong protein tạo nền tảng cơ bản cho sự phát triển các tế bào, thúc đẩy hoạt động của các cơ quan trong cơ thể mẹ để phục vụ cho nhu cầu “tăng vọt” của bé trong giai đoạn này.

Những thực phẩm mẹ bầu nên ăn 3 tháng cuối:

- Thịt bò: Không chỉ là nguồn cung cấp sắt dồi dào, thịt bò còn chứa protein, kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế nguy cơ sinh non, cũng như thai nhi nhẹ cân sau sinh.

- Đu đủ: Vừa cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết như vitamin C, folate, chất xơ và kali, đu đủ vừa giúp giảm chứng ợ nóng khi mang thai. Khi ăn đu đủ, mẹ bầu nên chọn đu đủ chín, pepsin trong mủ đu đủ xanh có thể gây ra những cơn co thắt dẫn đến sinh non hoặc sảy thai.

- Đậu nành Nhật Bản: Là món ăn rất dễ chế biến, đậu nành Nhật Bản chứa rất nhiều chất đạm, canxi, chất xơ, vitamin A và B. Chỉ cần luộc chín và rắc thêm chút muối, mẹ bầu đã có ngay một món ăn ngon lành và giàu chất dinh dưỡng.

- Ớt chuông: Vitamin A và C trong ớt chuông rất tốt cho hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai. Mẹ bầu có thể dùng ớt tươi để thêm vào những món chiên xào hoặc nướng với một ít dầu oliu và tỏi. Ớt chuông sấy khô cũng là món ăn vặt hấp dẫn của nhiều mẹ.

Thực phẩm mẹ bầu không nên ăn 3 tháng cuối:

Cà chua: Dù chứa hơn 20 vitamin và khoáng chất, vừa giúp bà bầu đẹp da vừa giảm mệt mỏi, chuột rút thai kỳ, tuy nhiên, nếu thai phụ đang bị chứng ợ nóng hành hạ thì cà chua lại không còn là loại quả lý tưởng để ăn hàng ngày.

- Trái cây họ cam quýt: Các loại trái cây có tính axit cao này cũng là tác nhân kích hoạt chứng ợ nóng ở nhiều bà mẹ tương lai. Do đó, nếu đang gặp rắc rối vì ợ nóng, hãy thay cam, chanh, bưởi hay quýt bằng các loại trái cây khác dồi dào vitamin C và dưỡng chất nhưng ít có tính axit như quả mâm xôi hay dâu tây.

Socola: Socola có chứa theobromine, một hợp chất tự nhiên làm giãn các van cơ bắp ngăn dạ dày và thực quản, khiến axit dễ trào ngược lại thực quản. Ngoài ra, socola cũng là một nguồn cung caffeine gây kích thích dạ dày.

Trà bạc hà: Từ lâu, trà bạc hà được xem là loại thức uống hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa của bà bầu, nhưng theo một số chuyên gia về dinh dưỡng, bạc hà có thể kích thích chứng trào ngược dạ dày ở những người hay bị khó tiêu do thiếu cân bằng axit.

Trà và cà phê: Cà phê, trà và các thức uống chứa caffein khác (bao gồm cả socola nóng) gây nên chứng khó tiêu, ngay cả với cà phê không caffein vẫn có thể làm tình trạng ợ nóng ở bà bầu nặng thêm.

Nước có gas: Soda, cola, nước ngọt hay bất kỳ một sản phẩm uống nào có chứa gas đều có thể làm cho chứng ợ nóng của bạn thêm trầm trọng.

Hành tây: Hành tây là tác nhân làm cho chứng ợ nóng của thai phụ thêm trầm trọng, do đây là loại thực phẩm có tính axit gây khó tiêu, đầy hơi, tạo cơ hội cho thức ăn chưa tiêu hóa trào ngược lại thực quản.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]HSm6c15Uvh[/mecloud]