Chế độ dinh dưỡng chuẩn Nhật bản khiến "con giỏi, mẹ khỏe" như ý
Cũng như chế độ ăn uống của các mẹ bầu Tây, chế độ của mẹ Nhật cũng ưu tiên nước, rồi đến các loại ngũ cốc, rau, protein, sữa và trái cây. Lối sống lành mạnh bao gồm chế độ ăn uống nghiêm ngặt và không thể thiếu được việc tập luyện thể thao thường xuyên.
Các chuyên gia khoa sản của Nhật Bản đã chia ra thành từng giai đoạn mang thai. Điều này còn phụ thuộc vào chỉ số BMI của từng mẹ bầu nữa. Trung bình một người bình thường cần bổ sung khoảng 2000 calo mỗi ngày thì khi bầu bí cần thêm:
– Ba tháng đầu: 50 calo
– Ba tháng giữa: 250 calo
– Ba tháng cuối: 450 calo
– Khi cho con bú: 350 calo
Trong 3 tháng đầu thì cũng đừng quá lo lắng vì thời gian này mẹ chưa cần bổ sung quá nhiều calo. Mẹ cũng đừng giữ khư khư quan niệm mang thai là phải ăn cho hai người rồi cố gắng nhồi ép mình ăn để tăng cân vô bổ.
Tại Nhật Bản, các bác sĩ sẽkê thêm các loại thuốc bổ như: Sắt: 20-22 mg/ngày, Canxi: 650mg/ngày, Axit folic: 400mg/ngày. Với chế độ ăn uống nghiêm ngặt và kiểm soát chặt chẽ như thế, cả thai kỳ mẹ bầu chỉ tăng 11 kg mà con gái chào đời vẫn nặng tới 3,5kg.
Cũng tương tự như chế độ ăn của mẹ bầu các nước, ở Nhật Bản các chuyên gia cũng khuyên mẹ bầu nên tránh:
– Thịt tái, sống
– Đồ ăn chưa tiệt trùng
– Thịt, cá hun khói
– Cá chứa lượng thủy ngân lớn
– Hạn chế muối
Trước khi có bầu tôi đã rất “nghiền” món sushi ở đây nhưng khi bầu bí vào rồi, tôi phải cẩn trọng hơn mặc dù hầu hết các nhà hàng Nhật Bản đều làm món này rất đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên, nhiều loại sushi có nguyên liệu từ cá sống nên chị em bầu phải cẩn thận khi ăn.
Việc tăng cân trong thai kỳ ở đây được quy định rất nghiêm ngặt. Nếu mẹ có chỉ số khối BMI bình thường (18,5-25) thì chỉ được tăng 7-12kg. Còn nếu chỉ số khối thấp hơn (dưới 18,5) thì cân nặng cần tăng có thể là 12-13kg. Tuy nhiên, nếu chỉ số khối cơ thể đạt mức 25 thì mẹ sẽ bị bác sĩ quản thúc chế độ ăn rất nghiêm ngặt đấy.
Giai đoạn 3 tháng giữa thai kì, nhiều mẹ sau khi thoát khỏi giai đoạn nghén thì “tăng tốc” ăn rất nhiều và bị tăng cân từ thời điểm này. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, em bé cũng chưa tăng trưởng thật sự quá to, đến 23 tuần là khoảng 600 đến 700 gram thôi. Vì thế, bạn nào mà tăng nhiều cân thì chính xác là vào mẹ, rồi sau đó khó mà giảm cân được vì giai đoạn sau lại cần thiết phải ăn nhiều hơn .
Chính xác trong giai đoan giữa thai kì này, ngoài 3 bữa chính thì các bạn chỉ cần ăn thêm một bữa xế gồm 1 đĩa rau, 1 món từ thịt cá và 1 phần trái cây… Không cần ăn thêm tinh bột hay uống thêm sữa, so với chế độ ăn uống ban đầu nha các bạn .
Uống nhiều sữa thì cung cấp canxi cho cơ thể mẹ và bé, nhưng uống nhiều quá thì dễ bị béo phì, táo bón. Chỉ cần mỗi ngày uống 1 ly cỡ từ 100 đến 200ml sữa bò tươi là đủ. Bạn nào mà còn uống sữa bà bầu, vốn chứa nhiều lượng chất béo nữa thì mình bảo đảm đây là nguyên nhân của việc tăng cân không phanh của bạn đó .
Giai đoạn cuối thai kì, ngoài 3 bữa chính các bạn phải ăn thêm một bữa ăn nữa đầy đủ khẩu phần gồm tinh bột, rau cải, chất đạm. Thêm 1 ly sữa tươi và một phần trái cây .
Tuy nhiên, bạn không cần dồn lại để ăn một lần mà nên chia khẩu phần đó thành nhiều bữa nhỏ ăn nhiều lần vì bụng bầu to, ăn nhiều trong một lần dễ khiến bạn khó chịu, tăng acid dịch vị, gây chứng ợ nóng.
Đặc biệt trong giai đoạn cho con bú thì bạn nên chọn các món ăn có nhiều nước như súp, cháo, canh sẽ giúp cơ thể có nhiều sữa cho em bé hơn …
TUỆ ANH
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua