Chè khúc bạch cho bà bầu: Những điều nên, không nên và cách làm
Các bà bầu cần bổ sung nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng như sữa tươi, kem tươi. Đây là nguồn cung cấp canxi, vitamin và dưỡng chất cho thai nhi. Đó cũng là thành phần chính của món chè khúc bạch. Ăn chè khúc bạch với một lượng vừa phải sẽ tốt cho sức khỏe.
Nhưng các bà bầu cũng nên tham khảo một vài nguy cơ có thể mắc phải nếu ăn chè khúc bạch với lượng quá nhiều. Cũng như các loại chè khác, nước đường và quả vải hay quả nhãn trong chè khúc bạch chứa hàm lượng đường khá cao, nếu ăn nhiều có thể làm lượng đường trong máu cao, bà bầu dễ bị mắc tiểu đường thai kỳ hay bị tăng cân nhanh dẫn đến béo phì.
Trong chè khúc bạch có một trong hai loại trái cây vị ngọt được nhiều người yêu thích là vải và nhãn.
Tuy nhiên, hai loại vải này lại là loại quả nóng, có thể gây ra mụn nhọt, mẩn ngứa. Phụ nữ mang thai thường có cơ thể nóng, ăn nhiều vải và nhãn không chỉ bổ sung thêm một lượng đường lớn vào cơ thể mà còn làm cơ thể nóng hơn, gây mẩn ngứa cho người mẹ, ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Trong một số bài thuốc dân gian, các thầy thuốc cũng cảnh báo ăn nhiều nhãn có thể làm tổn thương thai nhi, dẫn đến sảy thai.
Phụ nữ có thai cũng có xu hướng cao huyết áp hơn bình thường, mà trái vải hay trái nhãn tươi lại không tốt cho những người cao huyết áp, nên nếu thấy có biểu hiện của bệnh này, tốt nhất bạn nên tránh ăn chè khúc bạch nhé!
Thêm một lý do nữa để các bà bầu cân nhắc trước khi ăn chè khúc bạch, đó là trong món chè này còn cógelatin. Gelatin được chế biến từ collagen lấy từ da lợn và xương gia súc có tác dụng làm đông trong thực phẩm. Nếu ăn chè khúc bạch ngoài hàng, bạn khó biết được nguồn gốc, xuất xứ của gelatin có đảm bảo không, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mình và em bé trong bụng không.
Vì những lý do trên, nếu thích ăn món chè khúc bạch, bạn nên tự chế biến tại nhà và ăn không quá 2 lần/tuần để tốt cho sức khỏe.
Tiếp Thị Gia Đình gợi ý đến bạn cách nấu chè khúc bạch không chỉ an toàn mà còn tốt cho bà bầu bằng cách thay đường trắng, trái vải, nhãn tươi và gelatin bằng một vài nguyên liệu khác. Mời bạn tham khảo:
NGUYÊN LIỆU
– 500ml sữa tươi không đường
– 500ml kem tươi (whipping cream)
– 10g bột rau câu dẻo
– 200g đường phèn
– 50g hạnh nhân cắt lát rang vàng
– Các loại trái cây tươi như xoài, dâu tây, kiwi: cắt miếng vừa ăn.
THỰC HIỆN
Bước 1: Trộn đều 100g đường phèn và bột rau câu dẻo, ngâm với một chút nước để rau câu nở hết. Rau câu mát và tốt cho hệ tiêu hóa.
Bước 2: Đổ tiếp hỗn hợp sữa tươi và kem tươi (whipping cream) vào nồi, khuấy tan đều, cho bột rau câu đã ngâm vào, đun hỗn hợp sôi nhẹ sau đó đổ ra, để nguội hẳn. Nếu muốn khúc bạch có vị trà xanh, vị dâu…, bạn có thể hòa bột trà xanh, si rô dâu vào sữa ở bước này.
Bước 3: Để hỗn hợp nguội, dùng dao cắt khúc bạch thành từng miếng vừa ăn. Nếu muốn ngon hơn, bạn để ngăn mát khoảng 2 giờ.
Bước 4: Nấu 500ml nước và phần đường phèn còn lại cho tan, cho trái cây đã cắt nhỏ vào nấu sôi. Tắt bếp.
Bước 5: Cho khúc bạch ra bát, múc nước đường, trái cây tươi vào, rắc hạnh nhân rang vàng lên trên. Ăn lạnh.
Khi nấu chè khúc bạch cho bà bầu, bạn dùng đường phèn sẽ mát và tốt cho phổi hơn đường kính trắng. Bạn cũng chỉ nên nêm có vị ngọt mát để tránh bị tiểu đường thai kỳ. Chúc bạn thành công với món chè khúc bạch kiểu mới này!
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Nấu chè bắp dừa non siêu ngon cho cả nhà nhâm nhi
- Cách nấu chè đậu trắng dẻo thơm bằng nồi cơm điện
- Cách nấu chè khoai dẻo siêu hot ngon như ngoài hàng
- Công thức nấu chè ngô thơm ngọt dành cho mùa hè
- Tự nấu chè sắn tại nhà đón mùa đông không lạnh
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua