"Chỉ mặt" thói quen tùy tiện của nhiều cha mẹ khiến răng của trẻ ngày càng xấu đi và khó có thể phục hồi
Tại buổi hội thảo về xu hướng chăm sóc răng miệng chuyên biệt mới diễn ra tại Hà Nội, BS Lương Thị Nghĩa Vân, Bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương đã chia sẻ: Nhiều bà mẹ tùy tiện cho trẻ dùng lẫn kem đánh răng của người lớn mà không biết rằng điều này có thể gây hại cho trẻ ngay từ những lần đầu.
Cấu tạo kem đánh răng trẻ em khác người lớn
Cấu tạo răng sữa của trẻ em có lớp men răng mỏng và nhỏ hơn rất nhiều lớp men răng vĩnh viễn của người lớn, kèm theo các yếu tố về sự tự giác và cách đánh răng nhanh vội cẩu thả do vậy kem đánh răng dành riêng cho trẻ em sẽ không chỉ khác về mùi vị mà có sự khác biệt lớn trong các hoạt chất bên trong.
Ngoài Fluor có tác dụng giúp làm chắc răng, khoáng hóa men răng thì Canxi cacbonat ( canxi vô cơ) trong kem đánh răng là nguyên liệu phổ biến được dùng với vai trò chất mài mòn giúp làm sạch mảng bám (cáu răng/ bựa răng) ở kem đánh răng nói chung. Tuy nhiên răng trẻ em có cấu tạo nhỏ, lớp men răng mỏng và dễ bị mài mòn gấp nhiều lần men răng người lớn, bề mặt răng của trẻ em cũng có tiết diện nhám cao hơn người lớn do vậy mà trên thế giới chuyển dịch sang nguyên liệu thân thiện thay thế an toàn hơn có nguồn gốc hữu cơ – Canxi hữu cơ – có khả năng hòa tan và thân thiện an toàn với người dùng.
Theo đó, cha mẹ cũng nên hướng dẫn trẻ đánh răng như một trò chơi để trẻ thấy thú vị, hấp dẫn với "trò chơi" đánh răng mỗi ngày. Nhất là ở trẻ em, răng sữa rất dễ sâu, cần chú ý chăm sóc để ngăn ngừa nguy cơ sâu răng, gây lệch lạc răng sau này.
MC Minh Trang và 2 chuyên gia trong buổi hội thảo.
Ngoài ra, khi chăm sóc răng miệng ở trẻ em và cả người lớn, có thể sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa, bàn chải kẽ sau đánh răng sẽ hỗ trợ làm sạch vùng miệng, khử mùi hôi, loại bỏ những mảng bám còn sót lại sau đánh răng. Tuy nhiên, với việc dùng nước súc miệng của trẻ em, BS Nghĩa Vân cũng lưu ý các bậc cha mẹ cần lựa chọn loại súc miệng dành riêng cho trẻ không chứa cồn, tránh tình trạng cả nhà dùng chung 1 loại nước súc miệng.
Có một thực trạng là hầu như các gia đình không có thói quen cho con đi khám răng định kỳ, và chỉ cho bé đến nha sĩ khi có vấn đề như sâu răng, hay cần phải nhổ răng cho bé. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, để giữ cho con có một hàm răng khỏe đẹp, mẹ nên cho bé đi nha sĩ ngay từ những chiếc răng đầu vĩnh viễn đầu tiên, và khám răng định kỳ 6 tháng một lần để bé được chăm sóc và bảo vệ răng một cách tốt nhất.
Theo chia sẻ của BS Vân, đau răng và sâu răng là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ em được đưa đi khám răng. Và sâu răng chỉ có thể cấu thành bởi 3 yếu tố: Răng, mảng bám và vi khuẩn. Do vậy việc làm sạch mảng bám trên răng của trẻ em đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Chăm sóc răng cho trẻ cần ý thức từ khi mang thai
Từ giai đoạn mang thai mẹ bầu đã cần ăn đủ chất, cân bằng dinh dưỡng đặc biệt là canxi, phốt pho, magie để đảm bảo con đủ canxi giúp hình thành hệ xương vững chắc và đủ mầm răng khỏe mạnh.
Trẻ nên bắt đầu được chăm sóc răng từ khi có những chiếc răng đầu tiên với bàn chải tập đánh răng và rơ ngón tay.
Từ 2 tuổi là giai đoạn trẻ mọc đủ răng sữa, cũng là dấu mốc trẻ cần chuyển sang dùng bàn chải chuyên biệt và thói quen chải răng đều đặn.
Cũng trong chương trình, BS Nghĩa Vân cũng lưu ý thêm khi hướng dẫn trẻ đánh răng phải hướng dẫn trẻ không nuốt kem đánh răng. Khi lấy kem đánh răng cho trẻ chỉ lấy hàm lượng thấp, bằng hạt gạo để nếu không may trẻ nuốt vào sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Theo đó, cha mẹ cũng nên hướng dẫn trẻ đánh răng như một trò chơi để trẻ thấy thú vị, hấp dẫn với "trò chơi" đánh răng mỗi ngày. Nhất là ở trẻ em, răng sữa rất dễ sâu, cần chú ý chăm sóc để ngăn ngừa nguy cơ sâu răng, gây lệch lạc răng sau này.
Đỗ Quyên
Link nguồn:
Theo giadinh.net.vn
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua