Cho con ăn dặm theo cách này chẳng khác nào hại con nghiêm trọng
Gia vị làm hại bé
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng – Phó trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng & tiết chế - Khoa Khám tư vấn dinh dưỡng số 2 (Viện dinh dưỡng quốc gia), cho gia vị (mắm, muối, đường, hạt nêm, mì chính) vào đồ ăn của trẻ là sai lầm bởi điều này không cần thiết.
Lúc này, hệ thống các cơ quan trong cơ thể của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện và còn non nớt, nhất là thận. Nếu nêm muối hoặc nước mắm vào cháo/bột, bộ phận này của trẻ không thể chuyển hóa được. Chúng sẽ làm tổn thương thận, thậm chí não của đứa trẻ.
Thêm vào đó, thói quen không tốt này của các mẹ vô tình tạo cho con thói quen ăn mặn khi lớn hơn.
Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hưng cho hay, hiện tại người Việt ăn mặn hơn ngưỡng an toàn. Trong khi ăn mặn sẽ khiến chúng ta đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh như cao huyết áp, tim mạch...
Do đó, chuyên gia khuyến cáo các mẹ tuyệt đối không nên nêm thêm bất kỳ gia vị nào khác (trừ dầu ăn/mỡ) vào đồ ăn dặm của trẻ.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa trẻ không cần muối – một vi chất không thể thiểu đối với sự phát triển của cơ thể.
Về điều này, tiến sĩ Hưng giải thích, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng cần muối nhưng chỉ cần một lượng rất nhỏ trong chế độ ăn uống. Theo khuyến cáo, lượng muối cần thiết cho độ tuổi này chỉ nhỏ hơn 1 g. Lượng muối khoáng này đã có đủ trong rau củ quả, sữa mẹ. Do đó, các mẹ không cần phải lo lắng chuyện bé ăn nhạt miệng hoặc không thấy ngon.
Tương tự, chất ngọt cũng có trong các thực phẩm. Các mẹ không cần phải bổ sung thêm gia vị.
Theo tiến sĩ Hưng, dầu ăn hoặc mỡ động vật là gia vị duy nhất cần phải cho vào đồ ăn dặm. Chúng thuộc nhóm chất béo - là nhóm chất dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò chính trong cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt. Thiếu chúng, trẻ sẽ khó hấp thu các vitamin.
Nấu bột/cháo thế nào cho đúng?
Về điều này, Ths.TT ƯT Dzoãn Thị Tường Vi (nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện 198) cho hay, bắt đầu từ khi 6 tháng tuổi, trẻ cần bắt đầu tập ăn bổ sung. Thức ăn chính của bé trong giai đoạn ăn dặm vẫn là sữa.
Do đó, các mẹ nên tiếp tục cho con bú hoặc uống sữa và ăn thêm 2 bữa bột (hoặc cháo xay), trong đó có một bữa bột sữa, một bữa bột thịt hoặc bột trứng.
Ở các tháng sau, bên cạnh duy trì lượng sữa 700-900 ml/ngày, trẻ có thể tăng lên 3 bữa/ngày, mỗi lần khoảng một bát ăn cơm.
Khi nấu bột hoặc cháo, không nên ăn cùng một món trong ngày tránh gây chán ăn. Bạn nên thay đổi linh hoạt giữa các bữa.
Thành phần chỉ được bao gồm tinh bột (bột/cháo), chất đạm (thịt/cá/cua/tôm/trứng), chất khoáng (rau xanh xay nhuyễn) và chất béo (dầu/mỡ), không cho gia vị khác.
Khi trẻ ngoài một tuổi, bạn mới nên cho một chút nước mắm (một đến hai giọt trong một bát). Ngoài ra, bạn tập cho bé ăn hoa quả tươi như nạo chuối tiêu, uống nước cam, xoài xay
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 4 sai lầm phổ biến khi cho con ăn dặm cha mẹ cần bỏ ngay
- Cách cho con ăn dặm nhàn tênh theo BLW của mẹ Việt
- 5 lỗi thường gặp khi mẹ lần đầu cho con ăn dặm
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua