Dòng sự kiện:

Cho con ăn quả vải đúng cách để lấy tối đa chất bổ

15:18 20/06/2016
Quả vải được rất nhiều người yêu thích bởi vị ngọt, nhưng nếu không ăn đúng cách có thể gây ngộ độc, thậm chí tử vong.

Trái cây và rau quả rất tốt cho trẻ nhỏ nhưng không phải loại trái cây nào cũng phù hợp, và hoàn toàn tốt nếu không được ăn đúng cách.

Quả vải thuộc loại thức ăn có tính dương (nóng). Ăn quá nhiều trái vải làm khô môi và có thể gây chảy máu cam , cũng như có thể gây ra mụn nhọt.

Làm thế nào để cho con ăn vải an toàn, lấy được toàn bộ các chất dinh dưỡng không phải ai cũng biết.

Trẻ em mỗi lần nên ăn 5 quả vải

Vải thiều rất giàu giá trị dinh dưỡng, nhiều vitamin, giàu acid hữu cơ, các muối khoáng Ca, Fe, P, các vitamin B1, B2, C, đồng thời đặc tính kháng oxy hoá của vải chỉ xếp thứu 2 sau dâu tây. Ngoài việc dùng ăn tươi, vải có thể phơi khô ăn thay đường cũng rất bổ dưỡng.

Tuy nhiên, vì có hàm lượng đường rất cao nên trẻ em ăn nhiều vải dễ sinh mụn nhọt, rôm sảy, nóng trong. Mỗi lần, mẹ chỉ nên cho con ăn khoảng 100g vải tươi (4-5 quả vải). Đây là lượng ăn vải vừa phải trong một lần ăn để trẻ có thể hấp thu tối đa chất dinh dưỡng từ vải.

Quả vải được rất nhiều người yêu thích bởi vị ngọt, nhưng nếu không ăn đúng cách có thể gây ngộ độc, thậm chí tử vong. Ảnh minh hoạ

Ăn cả lớp màng trắng

Khi ăn vải nếu ăn cả lớp màng trắng (là lớp màng mà bóc vỏ ngoài ra chúng ta nhìn thấy bọc bên ngoải cơm vải) sẽ không bị sinh hỏa. Lớp màng trắng đó có hơi chát, khi ăn đến cơm vải ta sẽ cảm thấy cơm vải càng ngọt hơn. Sau khi ăn vải xong nên ăn luôn cả phần trắng trên đầu hạt vải, như vậy cũng có thể phòng tránh được sinh hỏa.

Không ăn khi đói

Ăn vải tươi khi đói sẽ khiến trong cơ thể đột ngột bị ngấm quá nhiều đường có thể gây viêm nhiệt hoặc say với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn.

Cách tốt nhất nên ăn vải sau bữa cơm, lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn cũng không lo bị nóng.

Một nhóm các nhà virus họở Tamil Nadu đã tìm thấy dấu hiệu của chất Methylene xyclopropyl-glycine (MCPG) ở cả hai loại vải gần chín và chín hẳn

Khi trẻ em đang đói, chất MCPG khiến cơ thể khó chịu, đau đầu, buồn ngủ, mất sức, đi ngoài, mặt nhợt nhạt; nếu nặng thì hôn mê, tính tình không ổn định, huyết áp giảm thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Trúng độc vải thường gặp ở trẻ con, thời gian phát bệnh từ 3-8h sáng. Do đó, cách tốt nhất để tránh điều này là nên cho trẻ ăn quả vải chỉ duy nhất vào thời điểm sau bữa ăn.

Trước khi ăn vải, uống chút nước muối

Trước khi ăn vải, có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, hoặc canh bí đao, chè đậu xanh…. Cũng có thể ăn 20-30 gr thịt nạc hoặc uống nước canh  xương để có tác dụng phòng trừ sinh hỏa.

Tách sẵn vải cho trẻ

Tháng 6/2013, một vụ việc đau lòng đã xảy ra tại xã Quyết Tiến, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình khi một em bé 6 tháng tuổi không may nuốt phải hạt vải. Mặc dù nhanh chóng phát hiện nhưng gia đình đã không cứu được, em bé tử vong chỉ sau đó ít phút. Đây là bài học rất đắt giá cho các gia đình có con, cháu nhỏ.

Với những loại quả có hạt dễ trôi, trơn nhưng vải hay nhãn, mẹ nên tách sẵn cùi vải, hạt vải cho con dưới 4,5 tuổi.

Không ăn khi nhiệt, ho

Vải thiều là loại hoa quả nổi tiếng với tính nóng. Ăn quá nhiều vải có khả năng gây nóng trong, làm mất sự cân bằng của cơ thể, gây nhiệt miệng, mụn nhọt, chảy máu mũi, đau họng... 

Ngoài ra, những người có các bệnh dễ nhiễm cảm, người đang mắc bệnh có đờm, người đang bị thủy đậu, mụn nhọt, rôm sảy, chắp lẹo mắt … cũng nên hạn chế mức tối đa việc ăn vải thiều.

Minh Sang (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam